Biển báo cấm vượt là loại biển báo thông dụng hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn tổng hợp các quy định về biển báo cấm vượt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Contents
Biển báo cấm vượt
Biển báo cấm vượt là loại biển báo giao thông được ban hành để cấm các loại xe cơ giới vượt nhau khi đi trên những đoạn đường nhất định kể cả các loại xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật (như xe cứu hỏa, xe cứu thương).
Biển báo cấm vượt được thiết kế dạng hình tròn, nền trắng, viền cung quanh màu đỏ. Trên nền biển báo sẽ có ký hiệu hai phương tiện giao thông (tùy vào từng loại biển báo cụ thể mà đó có thể là hình xe ô tô hay xe tải).
Xem thêm: Một số quy định phải biết để vượt xe đúng luật an toàn
Nhận diện biển báo cấm vượt
Các biển báo cấm vượt
Theo quy định của pháp luật biển báo cấm vượt có hai loại: 125 và 126.
Biển báo giao thông mang số hiệu 125 có tên gọi là biển báo cấm vượt. Loại biển báo này cấm tất cả các loại ke cơ giới vượt nhau, không có trường hợp ngoại lệ đối với biển báo này. Đối với loại biển báo này các loại xe cơ giới được phép vượt xe mô tô 2 bán và xe gắn máy.
Biển báo giao thông mang số hiệu 126 có tên gọi là biển báo cấm ô tô tải vượt hoặc biển báo cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép. Đối với loại biển báo này thì các ô tô tải được phép vượt xe mô tô 2 bánh và xe gắn máy.
Phân biệt biển báo cấm vượt P.125 và P.126
Theo quy định của Quy chuẩn 41/2019, biển cấm vượt có hai biển là biển số P.125 và P.126.
Biển P.125 là biển báo cấm vượt. Biển này cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định nhưng được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Biển P.126 là biển báo cấm ô tô tải vượt. Cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định vượt nhau. Được phép vượt xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy.
Biển báo hết cấm vượt
Là loại biển báo nhằm giúp người điều khiển các phương tiện xe cơ giới nhận biết được tiwf đoạn đường này trờ đi các xe được phép vượt nhau, nhưng việc vượt đó vẫn phải quân theo đúng quy định của pháp luật.
Biển báo này có hình tròn, viền ngoài màu xanh, nền trắng. Trên biển báo có ba đường song song màu đen kéo dài từ góc bên phải biển báo xuống góc bên trái biển báo và có ký hiệu phương tiện giao thông trên biển báo.
Mức xử lý vi phạm vi phạm biển báo cấm vượt
Hành vi vi phạm biển báo cấm vượt bị xử lý hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
(i) Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm biển báo cấm vượt
Căn cứ theo điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô tham gia giao thông vượt xe trong hầm đường bộ không đúng quy định bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô tham gia giao thông vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô tham gia giao thông vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đển 12.000.000 đồng.
(ii) Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm biển báo cấm vượt
Căn cứ theo điểm c,d khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đển 5.000.000 đồng.
Xem thêm mức xử phạt các trường hợp vượt xe sai quy định
Một số câu hỏi về biển báo cấm vượt
Khi nào được vượt xe?
Người tham gia giao thông muốn vượt xe phải có các điều kiện sau:
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Vượt xe không đúng gây tai nạn giao thông?
Đối với những trường hợp vượt xe không đúng đều bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tùy theo từng loại phương tiện giao thông. Nội dung trên đã phân tích cho bạn đọc từng hình phạt đối với các phương tiện giao thông, mời bạn đọc tìm hiểu.
Xem thêm các vấn đề liên quan khác tại Luật giao thông đường bộ
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.