Phân biệt biển báo chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh

0
691

Biển báo chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh rất dễ gây nhầm lẫn vì có màu sắc tương đối giống nhau. Nhưng hai loại biển này có hiệu lực khác nhau. Dưới đây là thông tin nhằm phân biệt hai loại biển này.

biển báo hiệu lệnh được quy định như thế nào
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các nhóm biển báo hiệu lệnh hiện nay

Ở nước ta hiện nay cơ bản có 4 loại biển báo hiệu lệnh  đường bộ bao gồm biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và một số biển phụ khác.

Biển báo cấm

Đặc điểm nhận dạng: hầu hết biển cầm thường có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen có nội dung mô tả điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện giao thông.Tất cả biển báo có đường kính 70cm, viền đỏ 10cm, vạch đỏ 5cm.

Phạm vi hiệu lực: Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc (trắng hoặc vàng) liền trên mặt phần xe chạy. Trong trường hợp hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.

Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140. 

biển báo cấm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biển báo nguy hiểm

Đặc điểm nhận dạng: nhóm biển báo nguy hiểm đều có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo trước cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường.

Phạm vi hiệu lực: Hiệu lực của nhóm biển báo cấm nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

Nhóm biển báo nguy hiểm bao gồm 46 kiểu biển được đánh kí hiệu thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246. 

Mời bạn tham khảo danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế cần nhớ

biển báo nguy hiểm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biển báo hiệu lệnh

Đặc điểm nhận dạng: Nhóm biển báo hiệu lệnh này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Nhằm đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, ví dụ như: hướng phải đi vòng sang phải, hướng đi phải đi thẳng,..

Phạm vi hiệu lực: Nhóm biển báo hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành.

Nhóm Biển báo hiệu lệnh bao gồm 10 kiểu hiệu lệnh được đánh kí hiệu thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.

biển hiệu lệnh
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biển chỉ dẫn

Đặc điểm nhận dạng: Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Mục đích: Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn, mô tả những hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết trước những hướng dẫn cần thiết hoặc những điều có ích khác. Việc này giúp cho người điều khiển có sự chuẩn bị hoặc chú ý về đoạn đường sắp tới và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu chỉ dẫn được đánh kí hiệu thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.

biển chỉ dẫn
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Biển báo phụ

Đặc điểm nhận dạng: Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật đơn giản, viền đen mảnh, nền trắng, hình vẽ màu đen mô tả nội dung của biển báo đến người tham giao giao thông.

Vị trí: nhóm biển báo này thường đặt kết hợp nằm dưới các biển chính

Nhiệm vụ: bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.

Biển phụ bao gồm 10 kiểu biển được đánh kí hiệu thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. 

Biển báo phụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân biệt biển báo chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh

Các biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn. Dưới đây là những tiêu chí nhằm phân biệt hai loại biển này.

Đặc điểm nhận dạng 

Biển báo chỉ dẫn: Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển báo hiệu lệnh: Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Nhằm đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, ví dụ như: hướng phải đi vòng sang phải, hướng đi phải đi thẳng,..

Mời bạn tham khảo Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông có sao không?

Phạm vi hiệu lực của biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn

Ngoài khác nhau về hình dạng hai loại biển này còn khác nhau về hiệu lực. Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định:

Nhóm biển báo hiệu lệnh: là những biển thể hiện hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành (số hiệu từ 301 đến 309). Ngoài ra, theo quy chuẩn mới thì những biển chỉ dẫn sau cũng đã được chuyển thành biệt hiệu lệnh: R.403 (a,b,c,d,e,f), R.404, R.411, R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h), R.415. Nếu không thực hiện đúng, lái xe sẽ bị phạt. Ví dụ: Biển hạn chế tốc độ, đường dành cho người đi bộ, các xe chỉ được đi thẳng,…

Nhóm biển báo chỉ dẫn: là những biển có tác dụng cung cấp thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn, ký hiệu từ 401 đến 466 (trừ biển 403, 404, 411, 412, 415). Vì vậy, biển chỉ dẫn sẽ không có tác dụng xử phạt. Ví dụ: Biển báo chợ, cầu vượt, đường cho người đi bộ sang ngang,….

Xem thêm các vấn đề pháp luật an toàn giao thông liên quan khác Tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây