Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra thế nào ?

0
648

Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng pháp luật không phân biệt được thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Vậy bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra thế nào ?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra như thế nào ?

Căn cứ vào Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

(i) Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

(ii) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(iii) Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(iv) Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Bên cạnh đó, Khoản 17; Khoản 18 và Khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(i) Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

(ii) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

(iii) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.

Theo đó, chỉ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Còn xe đạp là xe thô sơ và không được xét là nguồn nguy hiểm cao độ.

Bồi thường khi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây thiệt hại

(i) Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(ii) Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(iii) Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng có lỗi trong việc để phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây