Bạn đã biết tất tần tật về những cảng biển lớn nhất Việt Nam chưa? Những cảng biển lớn nhất này góp phần như thế nào trong việc phát triển kinh tế ? Nếu chưa hãy theo tôi tìm hiểu từ đầu đến cuối về những cảng biển lớn nhất Việt nam thôi nào.
Việt Nam có bờ biển rộng và dài lên đến 3.260 km, tính trung bình cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển. Việt Nam là nước có tỷ lệ chiều dài bờ biển so với đất liền thuộc loại cao nhất thế giới. Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành tiếp giáp với vùng biển chủ quyền. Diện tích tiếp giáp này rộng khoảng một triệu km2. Diện tích này gấp 3 lần diện tích so với đất liền. Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua rất phát triển đã mở rộng rất nhiều. Thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu. Ngoài ra còn tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay gồm 45 cảng biển. Trong đó có 02 cảng biển loại IA, 12 cảng biển loại I, 18 cảng biển loại II. Và 13 cảng biển loại III, có 272 bến cảng. Tổng chiều dài cầu cảng đạt 92,2 km với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ được chia thành 6 nhóm. Các nhóm được chia dọc từ Bắc vào Nam:
Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc bắt đầu từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ bắt đầu từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ bắt đầu từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ bắt đầu từ Bình Định đến Bình Thuận.
Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ hệ thống cảng biển này (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An).
Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long hệ thống cảng biển này (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam).
Sáu nhóm này ngoài ra lại được chia thành 3 miền:
Miền Bắc: bao gồm hệ thống cảng biển nhóm 1
Miền Trung: bao gồm hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4
Miền Nam: bao gồm hệ thống cảng biển nhóm 5,6
Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam
Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là hệ thống cảng biển được người Pháp xây dựng vào những năm 1874. Hiện giờ cảng này đã và đang rất phát triển là cảng container hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Hệ thống cơ sở vật chất của cảng rất hiện đại và tiên tiến đáp ứng nhu cầu của người dân. Cơ sở vật chất này bao gồm hệ thống 200 camera quan sát. Ngoài ra hệ thống quảng lí thông tin cũng được nâng cấp và cả hệ thống nhân sự. cảng Hải Phòng luôn la vị trí vô cùng thuận lợi đảm bảo đầy đủ sự an toàn và phù hợp cho mọi mục đích giao dịch thương mại nội ngoại.
Hiện nay, cảng này bao gồm 5 chi nhánh, khu vực cảng có 21 cầu tàu. Cầu tàu này có chiều dài 3.567m với độ sâu trước bến thiết kế từ 7,5m-9,4m. Tổng diện tích bãi này tại chhi nhánh cảng Chùa Vẽ và Tân Vũ là 712.110 mét vuông tại cảng Chùa Vẽ là 3.3000 mét vuông cho kho CFS.
Cảng Vũng tàu
Cảng Vũng tàu là một cụm cảng có 4 khu vực gồm 10 cảng lớn với một vài cảng nhỏ phục vụ cho nhu cầu thương mại trong và ngoài nước. Đồng thời, cảng Vũng Tàu cũng là một trong những cửa ngõ quốc tế tại Việt Nam. Cảng tàu có khả năng sử lý và dịch vụ xếp dỡ tàu rất tốt. Thông qua việc ngày 10/4 vừa qua, cảng tiếp nhận tàu Yang Ming Wellhead trọng tải 160.000 tấn, sức chở 14.000 TEU. Cập cảng vào tại cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị vải đã sửu lí rất nhanh và gọn. Ngoài ra thành phố này còn tính mở rộng thêm 2 khu vực bến tại Long Sơn và Sao Mai-Bến Đình phục vụ cho ngành công nghiệp hóa dầu và vận tải hành khách. Có thể bạn quan tâm về Giao thông đường thủy nội địa
Cảng Vân Phong
Cảng Vân Phong có vị trí gần các tuyến đường quốc tế rất tiện cho việc thương mại quốc tế. Tiềm năng cảng này cố thể trở thành cảng trung chuyển quốc tế tại VN. Khả năng tiếp nhận của cảng này lên đến 5 triệu TEU/ năm, với 8 bến cho tàu container có sức chở lên đến 12.000 TEU và 8 bến cho tàu feeder. Chiều dài bến lên đến 5.710. và diện tích toàn cảng rất rộng vào khoảng 405 Ha. Để có thể dễ dàng trung chuyển xem thêm tại đây
Cảng Quy Nhơn
Cảng Quy Nhơn là hệ thống cảng nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn- tỉnh Bình Định. Cảng này có điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi. Khả năng tiếp nhận của tàu rất cao tiếp nhận trọng tải từ 30.000 DWT đến 50.000 DWT. Cảng có tổng diện tích rất lớn lên đến 30.732 m2 với kho CFS 1.971m2 diện tích bãi chứa rất lớn.
Cảng Cái Lân
Cảng Cái Lân thuộc tỉnh Quảng Ninh là cảng nước sâu lớn nhất VN. Điều kiện tự nhiên cảng này vô cùng thuận lợi cho các dự án xây dựng hoặc khai thác kinh doanh dịch vụ cảng biển. Hệ thống đường thủy, đường bộ vô cùng phát triển. Các yếu tố tự nhiên như gần biển, ít bị phù sa bồi bị ảnh hưởng bởi gió Vịnh Hạ long.
Cảng Sài Gòn
Cảng Sài gòn thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ giao thương trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nơi đây là cảng đứng trong top 25 cảng container của thế giới.
Cảng Sài Gòn gồm các khu cảng tổng hợp và cảng container bao gồm: Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai và Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp. Cảng Sài Gòn có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Gò Công, bến Cần Giuộc trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.
Cảng Cửa Lò
Cảng cửa Lò là một trong những cảng đóng vai trò đáp ứng việc xấu nhập khẩu. Nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh một phần hàng quá cảnh từ Lào và Đông Bắc Thái lan. Cảng có tổng diện tích 450 Ha và 6 bến 4 bến trong đó đã đi vào khai thác.
Cảng Dung Quất
Cảng này là một trong những cảng biển tổng hợp quốc gia. Cảng Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào khai thác cuối năm 2008. Cảng Dung Quất là một trong những hệ thống cảng có tiềm năng cao, vì vậy đang rất thu hút bởi nhà đầu tư. Đây là bến container, bến tổng hợp cho tàu có trọng tải từ 10.000 – 30.000 DWT. Và bến chuyên dùng cho ngành công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 – 70.000 DWT.
Cảng Chân mây
Cảng Chân mây cũng được xếp trong top cảng lớn nhất vn bởi vì đây là cảng biển tổng hợp đầu mối của nước ta. cảng biển này được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân ở khu vực Đông Nam Á. Cảng nằm ở vị trí trung tâm giữa Huế và Đà Nẵng là nơi kết nối giao thương Singapore, Philippines và Hong Kong.
Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế của thành phố và cả miền Trung. Hệ thống giao thông của cảng thuận lợi trong chuỗi chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Cảng là cửa ngõ chính nối 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Bài viết này chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về top 10 cảng biển lớn nhất nước ta. Cảng biển này là phần quan trọng không thể thiếu để phát triển kinh tế. Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại đây. Cảm ơn đọc giả đã đọc bài viết.