Contents
- 1 Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng. Và hiện nay, pháp luật quy định cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?
- 1.1 Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:
- 1.1.1 1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- 1.1.2 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
- 1.1.3 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
- 1.1.4 4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
- 1.1.5 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
- 1.1.6 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
- 1.1 Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:
Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng. Và hiện nay, pháp luật quy định cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (trong đó bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a; c và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a; c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a; c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
- Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc?
- Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử phạt?
- Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư; chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.