Chủ quyền biển đảo Việt Nam-những quy định cần nắm rõ

0
1040

Biển đảo là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, chủ quyền quốc gia nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, công ty Luật TNHH Everest gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về chủ quyền biển đảo.

chủ quyền biển đảo-những quy định cần nắm rõ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ quyền là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, chủ quyền là quyền làm chủ một nước về tất cả mọi mặt, là quyền tối cao của mỗi quốc gia tự làm chủ lấy vận mệnh của mình.

Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời. Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại.

Khái quát về chủ quyền biển đảo

Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, trong đó lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất.

Các đảo, quần đảo và vùng biển (biển đảo) là một bộ phận không thể tách rời của của lãnh thổ quốc gia. Chủ quyền biển đảo là là chủ quyền quốc gia trên biển. Các quốc gia có quyền bất khả xâm phạm với các đảo, quần đảo, vùng biển trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Các vùng biển Việt Nam theo luật định

Công ước về Luật Biển năm 1982 quy định một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển là: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Theo UNCLOS năm 1982, vùng biển Việt Nam cũng có đầy đủ 5 vùng biển theo luật định.

chủ quyền biển đảo-những quy định cần nắm rõ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thông tin đầy đủ về UNCLOS 1982

Nội thủy

Luật pháp quốc tế quy định nội thủy là vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải của quốc gia.

Theo điều 9, Luật biển Việt Nam năm 2012, “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”.

Đường cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Đường cơ sở của Việt Nam là đường gãy khúc nối liền 11 điểm từ A1 tại tỉnh Kiên Giang đến điểm A11 tại tỉnh Quảng Trị.

Việt Nam có chủ quyền đối với toàn bộ tài sinh vật biển và các loài thủy sản trong vùng nội thủy. Chủ quyền biển đảo ở vùng nội thủy là tuyệt đối, không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” đối với tàu thuyền nước ngoài.

Xem thêm thông tin về nội thủy

Lãnh hải

Căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.”

Tuân thủ theo đúng công ước quốc tế khi xây dựng pháp luật về chủ quyền biển đảo, pháp luật Việt Nam quy định: (i) Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. (ii) Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Nếu như chủ quyền biển đảo trong vùng nội thủy là tuyệt đối, thì ở vùng lãnh hải tàu, thuyền nước ngoài được phép qua lại vô hại. Trên lãnh hải, Việt Nam được thực hiện thẩm quyền của mình về thuế quan, về cảnh sát, khai thác tài nguyên thiên nhiên, phòng chống ô nhiễm và phòng thủ quốc gia như đối với việc thực hiện các quyền trên đất liền. Việt Nam có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

Tàu, thuyền nước ngoài di chuyển trong vùng lãnh hải, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc qua lại vô hại còn phải đảm bảo các nguyên tắc:

(i) An toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển;

(ii) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, giữ gìn môi trường biển;

(iii) Quy định về hải quan, về thuế, về y tế, nhập cư;

(iv) Bảo vệ các thiết bị công trình, đường cáp, ống dẫn ở biển.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Căn cứ điều 13, Luật biển Việt Nam năm 2012, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Trên vùng tiếp giáp lãnh hải, Việt Nam không có đầy đủ mọi quyền tài phán. Chủ quyền biển đảo trên vùng biển này là không tuyệt đối, tuy nhiên vùng này vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế nên Việt Nam có quyền thăm dò, khai thác tài nguyên vì mục đích hòa bình ở khu vực này. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các quyền chủ quyền, như: tiến hành các biện pháp kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn chặn sự vi phạm pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải; trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định đối với các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong lãnh thổ hay lãnh hải của Việt Nam.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về vùng tiếp giáp lãnh hải

Thềm lục địa

Định nghĩa về thềm lục địa có sự đồng nhất giữa Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 với Luật biển Việt Nam năm 2012, theo đó: (i) Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như rìa ngoài của bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn.

(ii) Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo sự kéo dài tự nhiên đó, nhưng cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý.

Thềm lục địa Việt Nam gồm bốn phần:

(i) Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;

(ii) Thềm lục địa khu vực miền Trung;

(iii) Thềm lục địa khu vực phía Nam;

(iv) Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật ở thềm lục địa.

Chủ quyền biển đảo-những quy định cần nắm rõ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tổng quan về vùng đảo và các đảo tại Việt Nam

Với lợi thế có đường bờ biển dài 3260 km, Việt Nam có vùng biển rộng lớn trên 1 triệu ki lô mét vuông, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Chủ quyền biển đảo của Việt Nam được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử, minh chứng rõ ràng nhất là công cuộc gìn giữ, bảo vệ, phát triển 2 quần đảo tiền tiêu Hoàng Sa và Trường Sa.

(i) Các đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo là: Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu, Chàng Tây và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa, Trường Sa.

(ii) Các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch: Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo…

(iii) Hiện nay Việt Nam có 12 huyện đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá và cũng là căn cứ bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biển đảo nước ta.

Xem thêm các bài viết liên quan tại luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây