Khi tham gia giao thông, không ít người từng thắc mắc về những vấn đề liên quan đến chuyển hướng không bật xi nhan bị phạt như thế nào ? Vậy chuyển hướng không bật xi nhan là như thế nào? Mức xử phạt của pháp luật quy định ra sao ? Bài viết sau đây xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.
Contents
Lỗi không bật xi nhan
i) Đèn xi nhan hay còn gọi là đèn tín hiệu xin chuyển hướng, bật đèn tín hiệu này đồng nghĩa với việc thông báo với người cùng tham gia giao thông rằng bạn muốn rẽ trái hay rẽ phải để họ giảm tốc độ, nhường đường.
ii) Một xe thường được trang bị 4 đèn xi nhan, bố trí song song trái – phải; 2 đèn phía trước–2 đèn phía sau khi bật tín hiệu chuyển hướng sẽ sáng đồng thời cả phía trước và phía sau.
iii) Theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đều quy định người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải bật đèn tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn. Nếu người điều khiển phương tiện không thực hiện tức là đang mắc lỗi không xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn, sang đường và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mức xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2020, mức phạt đối với người điều khiển phương tiện không bật xi nhan được quy định như sau:
Đối với ô tô
i) Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
Đối với xe máy
i) Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).
Bạn có thể tham khảo thêm về lỗi chuyển làn đường, hãy click vào đây!
Một số lưu ý cần biết về lỗi xi nhan
Cần xi nhan khi nào ?
Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm2008, những trường hợp phải phải bật đèn xi nhan gồm:
i) Chuyển làn đường;
ii) Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);
iii) Vượt xe;
iv) Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:
i) Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
ii) Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
iii) Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
iv) Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.
v) Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
-
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về pháp luật hãy tham khảo tại đây!