Có phải cảnh sát giao thông có quyền dừng xe để kiểm tra bất kỳ?

0
830

Không ít người cảm thấy bối rối khi thấy mình không vi phạm lỗi giao thông nào nhưng vẫn bị cảnh sát giao thông (CSGT) ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Điều này có đúng luật?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Những trường hợp không vi phạm, CSGT vẫn được dừng xe

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, có những trường hợp dù không phát hiện vi phạm nhưng CSGT vẫn được quyền dừng xe, như:

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc công an tỉnh trở lên;

Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng công an huyện trở lên;

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự…

Khi có tin báo, tố giác tội phạm về hành vi vi phạm pháp luật và phương tiện tham gia giao thông.

Đáng chú ý, từ ngày 05/8/2020, Thông tư số 65/2020 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 01/2016, trong đó quy định các trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra.

Tóm lại, CSGT được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nhưng nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Không mang theo giấy tờ xe bị phạt thế nào?

Giấy tờ xe được hiểu bao gồm: Bằng lái xe, Giấy đăng ký xe và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe. Ngoài ra, còn có chứng minh thư và giấy tờ tùy thân khác của người điều khiển xe.

Khi CSGT yêu cầu mà người điều khiển phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46 năm 2016. Cụ thể:

Đối với người điều khiển xe máy:

Phạt từ 80.000 đồng – 120.000 đồng nếu không mang theo Giấy phép lái xe hoặc Giấy đăng ký xe hoặc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu không mang cả ba loại giấy tờ nêu trên, tổng mức phạt từ 240.000 đồng – 360.000 đồng (khoản 2 Điều 21).

Đối với người điều khiển ô tô:

Phạt từ 200.000 đồng – 400.000 đồng nếu không mang theo Giấy phép lái xe hoặc Giấy đăng ký xe. Nếu không mang cả hai loại giấy tờ này, tổng mức phạt từ 400.000 đồng – 800.000 đồng (khoản 3 Điều 21).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây