CSGT có buộc phải chào lái xe khi dừng phương tiện kiểm tra?

0
799

Nhiều người vi phạm hiện nay vẫn “ngỡ” Cảnh sát giao thông (CSGT) bắt buộc phải chào người dân khi tiến hành dừng xe kiểm tra nên thường dùng lí do này để “vặn vẹo” lực lượng chức năng khi họ làm việc.

Khi nào CSGT được dừng phương tiện để kiểm tra?
Theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2016/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

CSGT có buộc phải chào lái xe khi dừng phương tiện kiểm tra?
Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của CSGT hiện nay được quy định tại Thông tư 02/2016/TT-BCA.

Theo đó, khi xe cần kiểm soát đã đỗ đúng vị trí, cán bộ được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí an toàn, công khai, yêu cầu người lái xe thực hiện các biện pháp an toàn, xuống xe và xuất trình các loại giấy tờ có liên quan; có thái độ, cử chỉ đúng mực và ứng xử phù hợp với người lái xe.

Tùy từng trường hợp cụ thể, cán bộ được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát có thể thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân, sau đó nói lời: “Chào ông (bà,anh, chị…), yêu cầu ông (bà, anh,chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”…

Như vậy, hiện nay CSGT không bắt buộc phải chào lái xe khi dừng phương tiện kiểm tra, kiểm soát mà có thể chào hoặc không tùy từng trường hợp. Chẳng hạn, tài xế có biểu hiện say do dùng rượu, bia, chất kích thích khác, không làm chủ được hành vi của bản thân thì CSGT có thể không chào những người này.

Sau khi tiếp nhận được các loại giấy tờ, thông báo cho người lái xe và người trên xe biết lý do kiểm soát, CSGT sẽ được thực hiện kiểm soát theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA (Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện, Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ…).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email:info@everest.net.vn.

Xem Thêm:

Khi nào được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính?

05 loại xe được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông và thứ tự ưu tiên

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây