Khi nào phương tiện giao thông được phép đi vào đường cấm

0
759

Tình trạng điều khiển phương tiện đi vào các tuyến đường có biển báo đường cấm không phải là điều hiếm lạ và ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Điều này không chỉ gây cản trở giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Vậy khi nào thì phương tiện được phép đi vào đường cầm? Thủ tục và trình tự như thế nào?

Khi nào được phép đi vào đường cấm
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đường cấm là gì? Biến báo đường cấm là gì?

Đường cấm là đường không dành cho một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu điều khiển phương tiện vào các tuyến đường được đánh dấu và đường cấm sẽ bị quy vào hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Hiện đường cấm được phân loại thành 2 loại gồm “đường cấm theo giờ” và “đường cấm phương tiện”.

Biển báo đường cấm là biển báo số hiệu 101 – Đường cấm, đây là biển báo giao thông báo đường cấm đối với mọi phương tiện (cả xe cơ giới cũng như xe thô sơ) đi lại, tham gia giao thông trên tuyến đường này. Ngoại trừ các phương tiện xe ưu tiên theo quy định của nhà nước

Xem thêm: Biển báo đường cấm

Khi nào cần làm thủ tục xin đi vào đường cấm

Tại Khoản 1, Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.

Theo quy định này thì các loại xe tham gia giao thông phải chạy đúng luồng, đúng tuyến quy định và không được đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường cấm đi ngược chiều.

Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về tải trọng, giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền

Nếu vì lý do đặc biệt mà phương tiện cần đi vào đường cấm trọng tải thì chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện phải làm thủ tục xin giấy phép đi vào đường cấm

Điều 22 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trong đó bao gồm cả giấy phép đi vào đường cấm như sau:

(i) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.

(ii) Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Như vậy, khi có nhu cầu xin giấy phép đi vào đường cấm bạn sẽ nộp hồ sơ để được Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép đi vào đường cấm.

Tìm hiểu thêm bài viết: Cấm đi ngược chiều

hoạc tham khảo thêm các thông tin về luật giao thông đường bộ

Hồ sơ xin giấy phép đi vào đường cấm

Hồ sơ xin giấy phép đi vào đường cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-GTVT để thực hiện thủ tục xin giấy phép đi vào đường cấm bao gồm:

(i) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;

(ii) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;

(iii) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);

(iv) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép đi vào đường cấm

Thủ tục cấp giấy phép đi vào đường cấm thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ xin giấy phép đi vào đường cấm gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.

Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định cấp giấy phép đi vào đường cấm theo mẫu quy định; phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe.

Bước 3: Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đi vào đường cấm phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép đi vào đường cấm trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.

Thời hạn xem xét cấp giấy phép đi vào đường cấm không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.

Như vậy, thủ tục xin giấy phép đi vào đường cấm rất đơn giản. Tuy nhiên vì nhiều lý do các cá nhân vẫn không thể mình xin được giấy phép đi vào đường cấm.

Tìm hiểu bài viết: Lỗi đi trên vỉa hè

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây