Hiện nay, vận tải biển là phương thức đang được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp vì nó mang nhiều ưu điểm. Vậy, vận tải biển là gì? Nó có ưu điểm gì để thu hút nhiều khách hàng sử dụng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công ty Luật Everest nhé!
Contents
Vận tải biển là gì?
Bên cạnh các loại hình vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, còn tồn tại hình thức vận tải đường biển. Việc có thêm hình thức vận tải này nhằm đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng hóa của khách hàng. Có thêm phương thức vận tải giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cho việc vận chuyển hàng hóa của mình cũng như đảm bảo hiệu quả giao nhận tốt nhất.
Dựa theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có thể hiểu vận tải biển là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý. Vận tải biển là loại hình vận tải có sử dụng phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng của đường biển để vận chuyển các loại hàng hoá. Các phương tiện thường dùng để vận chuyển chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành đóng vai trò xếp dỡ hàng hoá. Các cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền chính là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận chuyển.
Dịch vụ vận tải biển là gì?
Dịch vụ có thể là bất kì lợi ích nào mà một chủ thể có thể cung cấp cho một chủ thể khác. Vậy, dịch vụ vận tải biển là một dịch cung cấp các phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho các chủ thể khác.
Dịch vụ vận tải đường biển tiếng Anh là gì?
Vận tải biển, trong tiếng Anh gọi là Transport by sea. Dịch vụ vận tải đường biển trong tiếng Anh gọi là Sea freight services
Ưu điểm của vận tải đường biển
Vận tải biển là có ưu thế vượt trội trước vận tải đường hàng không và đường bộ không phải điều ngẫu nhiên mà có. Phương thức vận tải này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì nó mang nhiều ưu điểm.
- Vận tại biển có thể chuyên chở được đa dạng tất cả các loại hàng hóa. Các con tàu chở hàng có kich thước khổng lồ nên chuyên chở được nhiều hàng hóa khác nhau.
- Đây là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.
- Loại hình vận tải này có chi phí vận chuyển hợp lí, rẻ hơn rất nhiều so với vận chuyển đường hàng không. Vì đây được xem là phương thức ưu tiên hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước do vận chuyển với một khối lượng lớn nên giá thành cũng được giảm xuống. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không cần thiết khi phải sử dụng các loại vận tải khác.
- Các tuyến đường vận tải biển sẽ ít gặp phải các trở ngại hơn so với vận tải đường bộ. Do có không gian rộng nên vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng được hạn chế, bảo đảm an toàn cho hàng hóa.
- Việc sử dụng phương tiện vận tải biển giúp cho hoạt động giao thương quốc tế giữ các quốc gia và vùng lãnh thổ có cơ hội mở rộng và không ngừng phát triển. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới.
Xem thêm bài viết bổ ích về kiến thức Luật giao thông đường thủy nội địa.
Nhược điểm của vận tải đường biển
Loại hình vận tải nào cũng vậy, bên cạnh các ưu điểm thì lức nào cũng tồn những hạn chế nhất định.
- Đầu tiên là loại hình vận tải này hoạt động trên biển, không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền. Nên khi hàng hóa cập bến sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác;
- Phương thức vận tải biển thường mất khá nhiều thời gian, do đó không thật sự phù hợp cho nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa.
- Gây ô nhiễm cho nước biển: do các tai nạn tàu biển, tàu bị hư hỏng, hay do ý thức của người đi tàu làm cho môi trường biển có thể bị ảnh hưởng.
Một số câu hỏi thường gặp
Các loại hàng hóa nào vận chuyển bằng đường biển?
Theo quy định tại nước xuất khẩu và nhập khẩu, trừ những mặt hàng có tên trong danh mục cấm xuất nhập khẩu thì hầu hết các loại hàng hoá còn lại đều có thể vận chuyển bằng đường biển. Đó cũng chính là một trong những lợi thế tuyệt đối của loại hình vận tải này so với vân tải đường bộ và đường hàng không. Trên thực tế, các loại hàng hóa sau sẽ được ưu tiên vận chuyển bằng đường biển:
- Đầu tiên là hàng hoá có tính chất lý hoá, đặc biệt là hoá chất, các loại dung dịch hoá học, bên cạnh đó còn có các chất dễ hút ẩm, các loại hàng dễ bay bụi như bột,…
- Tiếp theo là các loại hàng hoá dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường (độ ẩm và nhiệt độ) như thuốc lá, chè, gia vị,…
- Còn có các loại hàng hoá khác như vật liệu xây dựng, máy móc, vật liệu công nghiệp sản xuất,…
Không chỉ dựa vào tính chất, các lô hàng đi đường biển còn được phân loại theo phương thức mà hàng hóa đó được vận chuyển. Cụ thể là các hàng hóa với phương thức vận chuyển sau:
- Phải nhắc đến đầu tiên chính là loại hàng bách hoá được vận chuyển bằng container;
- Các loại hàng hóa như khoáng sản và cát, đá được vận chuyển bằng sà lan;
- Cuối cùng là mặt hàng thực phẩm với đặc trưng cần đông lạnh thì được vận chuyển bằng xe đông lạnh.
Tìm hiểu thêm bài viết bổ ích về kiến thức Tuyến đường biển quốc tế của Việt Nam.
Giá cước vận tải biển hiện nay là bao nhiêu?
Giá cước vận tải biển ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tuyến dịch vụ vận chuyển hàng hóa đó. Nhưng trong thời gian gần đây, cước phí vận tải biển đang có dấu hiệu tăng liên tục.
Thời gian trước, giá cước vận tải biển tuyến dịch vụ Việt Nam – Mỹ từ 1.500 – 1.800 USD/container. Tại lúc cao điểm có thể tăng lên 8.000 – 9.000 USD/container và nay vẫn khoảng 6.000 USD/container. Qua đó, chúng ta thấy được cước phí vận chuyển đã tăng lên 4-5 lần so với giá ban đầu.
Giá cước vận chuyển tăng cao xuất phát từ một số nguyên nhân: Chi phí nhiên liệu cao hơn, xu hướng tăng kích thước tàu container, và ảnh hưởng bởi các liên minh hàng hải.
Có bao nhiêu loại phí trong vận tải đường biển?
Trong lĩnh vực vận tải biển, tồn tại rất nhiều các loại phí và phụ phí. Tùy thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển, nơi vận chuyển đến, hay nới chuyển đi thì sẽ phải nộp các loại phí khác nhau. Dưới đây là một sô loại phí chúng ta thường gặp.
Phí vận tải O/F (Ocean Freight)
Loại phí này là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển.
Phí chứng từ (Documentation fee).
Với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hành một Bill of Lading hoặc Airway Bill. Đây là loại phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến Hãng tàu/Forwarder để lấy lệnh giao hàng, sau đó mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.
Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng CFS (Container Freight Station fee)
Khi một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại. Lúc này phí CFS sẽ được thu trên mỗi BCM.
Phí Handling (Handling fee)
HDL là loại phí đại lý cho việc theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập bến.
Phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ ISF (Import Security Kiling)
Ngoài việc kê khai thông tin hải quan tự động, hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ đã chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.
Phí vệ sinh container CCF (Cleaning Container Free)
Đây là loại phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu dùng container để vận chuyển hàng hóa và trả tại các deport.
Phí khai Manifest AFR ( Advance Filing Rules)
Đây là loại phí khai bằng điện tử áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.
Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu AMS (Automatic Manifest System)
Loại phí này thường áp dụng với Mỹ, Canada, Trung Quốc. Đây là phí khai báo chi tiết về hàng hóa của nước xuất khẩu trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.
Ngoài các loại phí nêu trên, còn tồn tại nhiều loại phụ phí khác như:
- Phụ phí của cước vận chuyển GRI;
- Phụ phí mùa cao điểm PSS;
- Phụ phí cho biến động giá nhiên liệu BAF;
- Phụ phí biến động của tỷ giá ngoại tệ CAF;
- Phụ phí cho việc thay đổi nơi đến COD;
- Phụ phí cho việc giảm thải lưu huỳnh LSS;
- Phụ phí cho việc giao hàng tại bến cảng DDC;
- Phụ phí đi qua kênh đào Panama PCS, kênh đào Suez SCS;
- ….
Xem thêm các bài viết bổ ích để có thêm kiến thức pháp luật về Luật đường bộ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn