Dừng ô tô tại làn đường dành cho xe bus nhanh BRT có bị phạt không

0
622

Xe buýt nhanh Hà Nội (Hanoi BRT) được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn chưa biết mức xử phạt khi dừng ô tô tại làn đường dành cho xe bus nhanh BRT này.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Lỗi dừng ô tô tại làn đường dành cho xe bus nhanh BRT năm 2020

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 và Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

(i) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe…”

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

(i) Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn dừng ô tô tại làn đường dành cho xe bus nhanh BRT thì mức xử phạt hành chính của bạn sẽ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, với lỗi vi phạm này thì bạn sẽ không bị tạm giữ phương tiện.

Có được ủy quyền cho người khác nộp phạt không?

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền:

(i) Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

(ii) Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho vợ bạn thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.

Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người được bạn ủy quyền cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

(i) Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;

(ii) Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;

(iii) Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn

(iv) Bản chính CMND của bạn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây