Với khoảng 800km đường cao tốc đã được xây dựng, các tuyến cao tốc sau khi đưa vào khai thác đã mang lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế, những lợi ích to lớn về mặt xã hội, an ninh – quốc phòng cũng như góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên những không phải người tham gia giao thông nào cũng có thể hiểu biết về đường cao tốc đặc biệt là về quy định của pháp luật khi tham gia giao thông trên cao tốc.
Contents
Đường cao tốc là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, đường cao tốc được định nghĩa là đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
Căn cứ quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 và Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, đường cao tốc là:
(i) đường dành cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
(ii) trên đường có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà xe không đi được lên trên dải phân cách đó.
(iii) không giao nhau cùng mức với các đường khác.
(iv) được bố trí đủ trang thiết bị phục vụ và bảo đảm giao thông liên tục, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.
(v) chỉ cho xe ra và vào ở những điểm nhất định.
Quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc
Quy tắc người lái xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc được quy định tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
(i) tuân thủ các quy tắc giao thông theo quy định của pháp luật.
(ii) khi vào cao tốc cần có tín hiệu xin vào và nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, trước khi vào làn đường cao tốc phải cho xe chạy trên làn đường đó tăng tốc nếu có.
(iii) khi ra khỏi cao tốc: phải chuyển dần sang làn đường phía bên phải và trước khi rời khỏi đường cao tốc phải cho xe chạy trên làn đường giảm tốc nếu có.
(iv) không được chạy xe ở phần lề đường và làn dừng xe khẩn cấp.
(v) Không được chạy xe vượt quá tốc độ tối đa hoặc dưới tốc độ tối thiểu theo quy định của biển báo trên đường.
(vi) phải cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu khi chạy xe.
(vii) chỉ được dừng xe và đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định thì phải đi ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
(viii) Xe thô sơ, xe mô tô, máy kéo, xe gắn máy; xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn 70 km/h và người đi bộ không được đi vào đường cao tốc, trừ người hoặc phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý và bảo trì đường.
Xem thêm bài viết để biết thêm kiến thức về đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khi tham gia giao thông trên đường cao tốc
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi vi phạm khi tham gia giao thông trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt theo Khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Một số câu hỏi thường gặp
Đường cao tốc có được đi xe máy không?
Theo Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h và người đi bộ không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Như vậy, đường cao tốc không được đi xe máy, trừ trường hợp xe máy làm nhiệm vụ quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Xem thêm bài viết để biết thêm kiến thức về Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Điều 9 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT có quy định người lái xe hoặc điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, phải tuân thủ tốc độ tối đa là không vượt quá 120 km/h.
Những loại xe nào được đi trên đường cao tốc?
Theo Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì chỉ xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ mới được phép đi vào đường cao tốc.
Theo khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông vận tải 2008, những loại xe được đi trên đường cao tốc là những loại xe không phải xe thô sơ, xe mô tô và máy kéo, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ, trừ các loại xe phục vụ việc quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Như vậy chỉ có ô tô và một số loại xe chuyên dụng theo quy định hoặc các loại xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc mới được đi trên đường cao tốc.
Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về luật đường bộ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.