Bạn đã sống ở Việt Nam khá lâu chắc hẳn đã quá quen thuộc với những con đường được gọi là đường quốc lộ. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu tuyến đường quốc lộ không? Bạn có biết đường quốc lộ nào là dài nhất Việt Nam không? Hãy cùng Công ty TNHH Everest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Contents
Đường quốc lộ nghĩa là gì?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quốc lộ là:
(i) đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;
(ii) đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên;
(iii) đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ;
(iv) đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.
Ý nghĩa của đường quốc lộ
Đường quốc lộ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân mà còn có ý nghĩa kết nối các vùng kinh tế của đất nước. Đường quốc lộ đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra liên tục trên cả nước, củng cố tính thống nhất nền kinh tế trong nước và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong – ngoài nước.
Một số câu hỏi thường gặp
Đường quốc lộ 1A đi qua tỉnh nào dài nhất ?
Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nó kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Quốc lộ 1A đi qua 31 tỉnh và thành phố:
STT | Tỉnh/Thành Phố | Km Số | Chiều Dài (Km) | Thứ Hạng |
1 | Lạng Sơn | 16 | 94,2 | 12 |
2 | Bắc Giang | 119 | 38,2 | 23 |
3 | Bắc Ninh | 139 | 21 | 29 |
4 | Hà Nội | 170 | 55,3 | 20 |
5 | Hà Nam | 229 | 35,1 | 25 |
6 | Ninh Bình | 263 | 33,8 | 26 |
7 | Thanh Hóa | 323 | 98,6 | 9 |
8 | Nghệ An | 461 | 85,5 | 14 |
9 | Hà Tĩnh | 510 | 125 | 3 |
10 | Quảng Bình | 658 | 121 | 5 |
11 | Quảng Trị | 750 | 75 | 15 |
12 | Thừa Thiên – Huế | 824 | 112,5 | 7 |
13 | Đà Nẵng | 929 | 36,7 | 24 |
14 | Quảng Nam | 991 | 85,6 | 13 |
15 | Quảng Ngãi | 1054 | 985 | 10 |
16 | Bình Định | 1232 | 111,8 | 8 |
17 | Phú Yên | 1329 | 113 | 6 |
18 | Khánh Hòa | 1450 | 151,9 | 2 |
19 | Ninh Thuận | 1528 | 63,2 | 17 |
20 | Bình Thuận | 1701 | 178,5 | 1 |
21 | Đồng Nai | 1867 | 98,2 | 11 |
22 | Bình Dương | 1879 | 4,8 | 31 |
23 | TP Hồ Chí Minh | 1889 | 46,5 | 21 |
24 | Long An | 1924 | 30,8 | 27 |
25 | Tiền Giang | 1954 | 72,8 | 16 |
26 | Vĩnh Long | 2029 | 38,7 | 22 |
27 | Cần Thơ | 2068 | 11 | 30 |
28 | Hậu Giang | 2096 | 27,5 | 28 |
29 | Sóc Trăng | 2119 | 60,5 | 19 |
30 | Bạc Liêu | 2176 | 61,8 | 18 |
31 | Cà Mau | 2236 | 123 | 4 |
Như vậy, dựa theo bảng thống kể trên ta có thể thấy đường quốc lộ 1A đi qua tỉnh Bình Thuận là dài nhất, chiếm hơn khoảng 1700km của tuyến đường quốc lộ 1A. Mặc dù Bình Thuận không phải là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, nhưng chiều dài của tỉnh này tính theo quốc lộ 1A là rất đáng kinh ngạc.
Đường quốc lộ tỉnh nào dài nhất?
Đường quốc lộ chủ yếu chạy qua nhiều tỉnh/thành phố. Chỉ có một số đường quốc lộ thuộc địa phận của một tỉnh. Dưới đây là bảng tổng hợp các đường quốc lộ nằm hoàn toàn trong một tỉnh/thành phố:
STT | Tỉnh/ Thành phố | Đường quốc lộ | Chiều dài (km) |
1 | Khánh Hòa | Quốc lộ 1C | 17,3 |
Quốc lộ 26B | 12 | ||
2 | Nghệ An | Quốc lộ 7 | 225 |
Quốc lộ 7B | 44,9 | ||
Quốc lộ 48D | 40 | ||
Quốc lộ 46B | 25 | ||
Quốc lộ 48B | 25,5 | ||
Quốc lộ 48D | 40 | ||
3 | Hà Tĩnh | Quốc lộ 8B | 85 |
Quốc lộ 15B | 44 | ||
4 | Quảng Bình | Quốc lộ 9B | 37 |
5 | Quảng Nam | Quốc lộ 14D | 75 |
Quốc lộ 14E | 88 | ||
6 | Thanh Hóa | Quốc lộ 15C | 127 |
Quốc lộ 217 | 196 | ||
7 | Quảng Trị | Quốc lộ 15D | 12,2 |
8 | Quảng Ninh | Quốc lộ 18C | 45 |
9 | Bình Định | Quốc lộ 19B | 59 |
10 | Quảng Ngãi | Quốc lộ 24B | 108 |
11 | Thừa Thiên Huế | Quốc lộ 49B | 105 |
12 | Lai Châu | Quốc lộ 100 | 21 |
Dựa vào bảng trên, có thể thấy Nghệ An là tỉnh có đường quốc lộ dài nhất. Đó là đường quốc lộ 7 với chiều dài 225 km, nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh Nghệ An. Điểm đầu của quốc lộ 7 cắt với tuyến đường sắt Bắc – Nam tại thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu (giao với Quốc lộ 1A). Điểm cuối tại cửa khẩu Nậm Cắn ở biên giới Việt – Lào thuộc xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn. Quốc lộ này chạy qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Hầu hết thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 7.
Đường quốc lộ nào dài nhất Việt Nam ?
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 128 quốc lộ với tổng chiều dài 17,530 km. Việt Nam có bốn con đường giao thông huyết mạch lớn chạy từ Bắc vào Nam, bao gồm: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Đường cao tốc Bắc – Nam và đường ven biển Việt Nam. Trong đó, quốc lộ 1A là đường quốc lộ dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 2,360 km. Quốc lộ 1A đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam và nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Vì vậy nó còn được gọi là quốc lộ xuyên Việt hay tuyến đường huyết mạch và được coi là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam.
Đường Hồ Chí Minh mặc dù có tổng chiều dài lớn hơn quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 3,167 km nhưng thực chất chỉ là đường nối nhiều tuyến quốc lộ khác với nhau như quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 12B, quốc lộ 21, quốc lộ 15, quốc lộ 14,… và có những đoạn như tỉnh lộ 203 ở Cao Bằng chưa được nâng cấp thành quốc lộ. Đường Hồ Chí Minh chạy qua vùng núi phía Tây trong khi quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía Đông.
Đường quốc lộ được chạy bao nhiêu km/h?
Theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường quốc lộ trong khu vực đông dân cư là:
(i) 60km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.
(ii) 50 km/h đối với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
(iii) 40 km/h đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.
Theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường quốc lộ ngoài khu vực đông dân cư là:
Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức về luật đường bộ.