Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông – Cần lưu ý tránh mất tiền

0
831

Khi tham gia giao thông, không ít người từng thắc mắc về những vấn đề liên quan đến hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Vậy người điều khiển giao thông là ai? Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào? Lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh như thế nào? Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT phạt bao nhiêu tiền? Bài viết sau đây xin được chia sẻ tới quý bạn đọc.

Những điều cần lưu ý về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người điều khiển giao thông là ai?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển giao thông được hiểu như sau:

Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào? (Hiệu lệnh bằng tay)

Chắc chắn rằng khi đi ngoài đường, có những lúc bạn sẽ thấy CSGT đứng điều khiển phương tiện di chuyển ở những nơi ngã 3, ngã 4 thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Vậy có bao giờ bạn hiểu được ý nghĩa của những động tác kia, mà chỉ biết làm theo sự hướng dẫn của CSGT thôi.

Nếu bạn chưa biết ý nghĩa của những động tác đó thì hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn biết ý nghĩa, và những câu hỏi lý thuyết có liên quan tới những động tác này.

(i) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.

(ii) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

(iii) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Lỗi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh gồm những gì?

Người tham gia giao thông vi phạm không chấp hành hiệu lệnh khi vi phạm Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”

Không tuân thủ lệnh của CSGT phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 2, Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Bên cạnh đó sẽ bị tước bằng lái xe 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Bạn có thể xem thêm kiến thức về pháp luật tại đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây