Người điều khiển xe đạp dùng điện thoại khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Do đó, mức phạt đối với hành vi sử dụng di động khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông được quy định như sau.
Contents
Quy định về điều khiển xe đạp
Khoản 1 điều 31 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.“
Đồng thời điểm c khoản 3 điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định:
“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; “
Như vậy, người lái xe đạp khi tham gia giao thông không được sử dụng điện thoại. Hành vi dùng điện thoại khi điều khiển xe đạp bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nguyên nhân là do sử dụng điện thoại sẽ khiến người lái xe không quan sát được tình hình giao thông, quan sát các tín hiệu giao thông. Từ đó dễ xảy ra tai nạn, ảnh hưởng an toàn của bản thân và người tham gia giao thông.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe đạp
Điểm h khoản 1 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động;…“
Mà điểm a khoản 1 điều 5, khoản 3 điều 134 Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định:
“ …Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.”
“ …Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”
Như vậy, học sinh dưới 14 tuổi dùng điện thoại khi lái xe đạp không bị xử phạt vi phạm hành chính. Học sinh từ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị cảnh cáo. Học sinh từ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ bị phạt 45 nghìn. Học sinh từ 18 tuổi trở lên sẽ bị phạt 90 nghìn.
Lái xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm không?
Đi xe đạp dùng ô bị phạt bao nhiêu tiền?
Từ 01/01/2020, tăng mạnh mức phạt tiền khi lái xe dùng điện thoại
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.