Khi tham gia giao thông mọi người nên chạy xe đúng tốc độ quy định để không bị xử phạt, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng, sức khỏe cho mình và người khác.
Nếu như Nghị định 100 quy định chỉ cần uống rượu, bia khi lái xe (bất kể nhiều hay ít) đều bị xử phạt, thì với lỗi chạy quá tốc độ, có một hạn mức nhất định mà chỉ khi vượt qua hạn mức đó, người điều khiển phương tiện mới bị phạt.
Cụ thể, tại các khoản 3, 5, 6, 7 Điều 5 và khoản 2, 4, 7 Điều 6 Nghị định 100 quy định các mức xử phạt đối với người chạy xe quá tốc độ như sau:
uy nhiên, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không phải lúc nào chạy xe quá tốc độc quy định cũng bị xử phạt.
Cụ thể, căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 5, Điểm c Khoản 3 Điều 6, Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016 thì khi điều khiển các phương tiện nêu sau chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên mới bị xử phạt (nếu chạy quá tốc độ quy định nhưng dưới 5km/h sẽ không bị xử phạt):
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Ví dụ: Nguyễn Văn A lái xe máy với vận tốc 54km/h trên đoạn đường có biển báo tốc độ tối đa với xe máy là 50km/h thì Nguyễn Văn A sẽ không bị xử phạt vì lỗi chạy xe quá tốc độ quy định. Khi nào Nguyễn Văn A lái xe máy với vận tốc từ 55km/h trở lên mới bị xử phạt vì chạy xe quá tốc độ quy định.
Chạy quá tốc độ từ 5 – dưới 10 km/h | 800.000 – 1.000.000 | 200.000 – 300.000 |
Chạy quá tốc độ từ 10 – 20 km/h | 3.000.000 – 5.000.000
Tước GPLX 1 – 3 tháng |
600.000 – 1.000.000 |
Chạy quá tốc độ trên 20 – 35 km/h | 6.000.000 – 8.000.000
Tước GPLX 2 – 4 tháng |
4.000.000 – 5.000.000 Tước GPLX 2 – 4 tháng |
Chạy quá tốc độ trên 35 km/h |
10.000.000 – 12.000.000 Tước GPLX 2 – 4 tháng |