Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô – những quy định cần biết

0
540

Nhiều người muốn khinh doanh vận tải ô tô nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì. Bởi ô tô là loại hình phương tiện cao cấp và tốn nhiều chi phí đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định trong lĩnh vực kinh doanh này, cùng xem nhé!

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần điều kiện gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là như thế nào?

Hiện nay, khi mà đường xá ngày càng được nâng cấp, ngành vận chuyển hàng hóa ngày càng được mở rộng cùng với việc phát triển nhanh chóng của các trang mạng bán hàng. Nhiều người có nhu cầu mua hàng online lớn, từ đó dẫn đến lượng hàng cần vận chuyển lớn, ngành kinh doanh vận tải bằng ô tô cũng theo đó mà phát triển. Nhiều người chọn ngành này vì có nhiều thu nhập và có cơ hội phát triển lâu dài khi mà ngành này đang có xu hướng trở thành những ngành phát triển hàng đầu trong tương lai. Vậy kinh doanh vận tải bằng ô tô nên hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thì kinh doanh vận tải ô tô được hiểu là việc thực hiện ít nhất một công việc liên quan đến quá trình vận chuyển (trực tiếp cầm lái, quyết định giá cước vận tải); để vận chuyển hành khách hoặc là hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Do vậy, chủ thể kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đối với việc kinh doanh vận tải bằng ô tô, chủ thể kinh doanh phải có đủ điều kiện sau

(i) Có ngành nghề kinh doanh trong giấy phép: Nghĩa là các chủ thể kinh doanh phải là doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ gia đình phải đăng kí ngành nghề kinh doanh theo doanh mục được quy định

(ii) Chủ thể kinh doanh phải có phương án kinh doanh cụ thể: Để xin được giấy phép kinh doanh thì các chủ thể kinh doanh phải có phương án kinh doanh cụ thể bao gồm thời gian thực hiện hành trình chạy xe ô tô; hời gian bảo dưỡng xe ô tô; thời gian sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe ô tô theo đúng quy định của luật.

(iii) Đối với nhân viên làm việc được chủ thể kinh doanh vận tải thuê thì phải đáp ứng các điều kiện để được làm trong lĩnh vực này. Điều kiện của nhân viên điều khiển phương tiện; nhân viên phục vụ trên xe; và các nhân viên khác phải có đủ điều kiện được quy định về sức khỏe, kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn.

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Vì có nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau nên số lượng hồ sơ và các giấy tờ trong hồ sơ của mỗi chủ thể là khác nhau. Nếu muốn đăng ký kinh doanh thì phải chuẩn bị hồ sơ phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Dưới đây là thành phần hồ sơ cho từng loại chủ thể:

Thành phần hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã

(i) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu;

(ii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

(iii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe của chủ thể kinh doanh;

(iv) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải trong hệ thống;

(v) Phương án kinh doanh đầy đủ;

(vi) Danh sách xe trong hệ thống kinh doanh vận tải kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với những xe có tên trong danh sách;

Tìm hiểu thêm về thủ tục mua trả góp xe ô tô với chúng tôi nhé!

(vii) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).

(viii) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

(ix) Đối với DN, HTX kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

Thành phần hồ sơ của hộ kinh doanh

(i) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

(ii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ thể đăng ký kinh doanh;

(iii) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

(iv) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

(v) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe trong hệ thống.

Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?

Bởi vì kinh doanh vận tải bằng ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó giấy phép kinh doanh là bắt buộc. Nếu không có giấy phép kinh doanh thì chủ thể kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào? 

Nếu không có giấy phép kinh doanh vận tải thì chủ thể kinh doanh có thể bị phạt rất nặng. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 28, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cá nhận, tổ chức kinh doanh vận tải không có giấy phép kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng đối với cá nhân và 14 đến 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải. Đây được coi là một mức phạt khá nặng, do đó, cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải trước khi thực hiện kinh doanh. Nếu không, chủ thể kinh doanh sẽ phải chịu một tổn thất lớn.

Xem thêm nhiều bài viết bổ ích về luật đường bộ ở đây bạn nhé!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây