Tổng hợp các quy định về lãnh hải

0
408

Các vấn đề liên quan tới chủ quyền biển đảo luôn là mối quan tâm mang tính toàn dân. Việc nắm rõ các thông tin về biển đảo như một hình thức thể hiện lòng yêu nước đồng thời đem lại những lợi ích nhất định, đặc biệt đối với những chủ thể có ngành nghề liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hàng hải. Bài viết sau đây của công ty Luật TNHH Everst sẽ cung cấp thông tin chi tiết tới vấn đề này, cụ thể là tổng hợp các quy định về lãnh hải.

Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài theo UNCLOS 1982
Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài theo UNCLOS 1982 – Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lãnh hải là gì?

Lãnh hải được xác định là vùng biển nằm tiếp liền với vùng nội thủy có chiều rộng tùy thuộc vào sự quy định của quốc gia ven biểu, tuy nhiên lãnh hải không được quá 12 hảy lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới của quốc gia trên biển.

Điều 11 Luật Biển năm 2012 quy định về lãnh hải như sau:

(i) Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển

(ii) Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý (tính từ đường cơ sở ra phía biển). Pháp luật Việt nam cũng quy định đường biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới ngoài của lãnh hải.

Quy định trên cho thấy vấn đề xác định bề rộng thực tế và ranh giới phía ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này sẽ được xác định bởi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Điểm cơ sở để vạch đường cơ sở lãnh hải có thể là các đảo ven bờ.

Xem thêm thông tin về UNCLOS 1982

Phương pháp xác định chiều rộng lãnh hải

Việc xác định chiều rộng lãnh hải phụ thuộc vào đường cơ sở. Hay nói cách khác, đường cơ sở chính là căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của lãnh hải. Có hai phương pháp để xác lập hệ thống đường cơ sở, bao gồm: đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường.

Về phương pháp thiết lập đường cơ sở, Điều 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định nơi nào bờ biển bị khoét sâu hoặc lồi lõm hay có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Tiếp đến, đối với nơi bờ biển không ổn định do có một châu thổ và đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất, và ngay cả trong trường hợp về sau, ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào bờ. Trong trường hợp này, các đường cơ sở đã được vạch ra sẽ vẫn có hiệu lực tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi.

Ngoài ra, Công ước còn quy định tuyến đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển đồng thời các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn liền với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thủy.

Về các đường cơ sở thẳng, các đường này không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm (ngoại lệ những nơi có đèn biển hoặc các thiết bị tương tự hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã có sự thừa nhận quốc tế).

Nhìn chung, tính được đường cơ sở thì mới có thể xác định được chiều rộng của lãnh hải. Do đó, đường cơ sở phải được xác định chuẩn xác, từ đó chiều rộng của lãnh hải mới có thể rõ ràng.

Thông tin khác về luật đường bộ

xem thêm thông tin khác về nội thủy, click ngay

Chế độ pháp lý về lãnh hải

Theo quy định quốc tế, có thể khái quát các quy định về chế độ pháp lý về lãnh hải thành các quyền sau:

Quyền đi qua không gây hại

Quyền đi qua không gây hại là một quyền mang tính tập quán. Đi qua không gây hại là có quyền đi qua nhưng không được làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Điều 19 của Công ước  1982 đã liẹt kê danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành.

Các quốc gia ven biển sẽ có quyền ấn định các tuyến đường và quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình. Tuy nhiên các tuyến đường này phải phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Pháp luật Việt Nam đã có quy định chế độ pháp lý về lãnh hải, cụ thể tại Điều 12 Luật Biển năm 2012. Trong đó cũng có quy định về quyền đi qua không gây hại, theo đó, trong vùng lãnh hải của Việt Nam, tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua nhưng không được gây hại. Riêng với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì cần phải thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là cơ sở cho việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài vào lãnh hải.

Quyền tài phán trong lãnh hải

Về quyền tài phán trong lãnh hải, các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự tuy nhiên các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chứng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

Việc đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển phải tuân thủ luật lệ và quy định của quốc gia đó.

Trong trường hợp một tàu nước ngoài trong quá trình thực hiện bắt giữ hay dự thẩm một vụ vi phạm hình sự mà hậu quả của một vụ vi phạm liên quan mở rộng tới lãnh hải của quốc gia ven biển hay có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh thì quốc gia này có quyền thực hiện tài phán mặc dù Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có quy định cụ thể.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan về thềm lục địa tại đây

Thông tin về vùng tiếp giáp lãnh hải

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1.Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây