Mức phạt đối với hành vi nẹt pô khi tham gia giao thông

0
1740

Hiện nay, tại một số khu dân cư vẫn còn xuất hiện tình trạng thanh niên rú ga, nẹt bô vào ban đêm gây ồn ào, mất an ninh trật tự. Phạt tiền đến 1 triệu đồng nếu có hành vi bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

http://phaptri.vn/chong-nguoc-dai-vo-bi-xu-phat-nhu-the-nao/

Thứ nhất, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe máy rú ga trong khu vực đô thị

Căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ, đường sắt:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy khi liên tục rú ga (nẹt pô) trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thứ hai, về vấn đề xử phạt lỗi tự ý thay đổi đặc tính xe

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”.

Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính xe; khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe.

Thứ ba, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe máy không sử dụng bộ phận giảm thanh

Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;.”

Theo đó, với lỗi điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Tóm lại, các lỗi vi phạm của bạn sẽ xử phạt độc lập với nhau, nên mỗi lỗi vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền với từng lỗi đó theo như mức phạt nêu trên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây