Hành vi say rượu gây tai nạn là hành vì vô cùng thiếu đạo đức. Vậy trách nhiệm đối với người bị nạn và mức phạt giao thông cụ thể là bao nhiêu.
Contents
Thứ nhất, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia quy định:
“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Như vậy, theo quy định này pháp luật nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do đó, trường hợp điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu kiểm tra trong máu và hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt.
Thứ hai, mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông
Căn cứ vào quy định tại Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7 Điểm e Khoản 8 và điểm đ,e,g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Căn cứ Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7 và Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;”
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng”.
Như vậy, dựa vào quy định trên, thì tùy vào lượng nồng độ cồn trong máu và khí thở mà có quy định về mức xử phạt tiền và thời hạn tước Giấy phép lái xe khác nhau. Bạn có thể tham khảo quy định nêu trên để xác định mức phạt của mình.
Thứ ba, về trách nhiệm của người say rượu gây tai nạn giao thông đối với người bị hại
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì; bạn là người say rượu gây tai nạn giao thông cho người đi cùng chiều và người đó bị xây xước nhẹ. Do đó bạn sẽ có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý khi người đó bị xây xước theo thỏa thuận của hai bên. Nếu trường hợp không thể thỏa thuận thì sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế của người đó.
- Thấy người bị tai nạn dừng lại giúp có phạm luật không?
- Gây tai nạn chết người phải bồi thường bao nhiêu?
- Thời hạn, quy định điều tra tai nạn giao thông là bao lâu?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email:info@everest.net.vn.