Người khuyết tật, khiếm khuyết có được cấp bằng lái xe không?

0
621
  • Căn cứ Điều 60 Thông tư số 46/2012/TT – BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 07 tháng 11 năm 2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ: Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Theo đó, người khuyết tật có thể tự học lý thuyết, thực hành theo nội dung chương trình quy định, nếu người học có nhu cầu ôn luyện, giải đáp thì đăng ký với cơ sở đào tạo để được hướng dẫn …. người dự sát hạch đạt yêu cầu được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1; Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học theo chính sách hiện hành. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Luật sư tư vấn pháp luật giao thông – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
  • Căn cứ vào Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Hiện nay, người học lái xe đang thực hiện khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 06/VBHN-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Tiêu chuẩn này chưa có quy định về sức khỏe cho người khuyết tật khi điều khiển xe cơ giới. Theo như quyết định này thì những NKT (teo cơ chân, cụt ngón tay…) không đủ sức khỏe để thi giấy phép lái xe. Do đó, trên thực tế là chưa có địa phương nào tổ chức được học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật.

Theo quan điểm của chúng tôi và dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, trong khi chờ sự sửa đổi từ các cơ quan chức năng thì anh của bạn có thể căn cứ trên sức khoẻ của bản thân để lựa chọn phương tiện có dung tích dưới 50 cm3 để sử dụng, vì loại xe này theo quy định của Luật Giao thông đường bộ không yêu cầu phải có giấy phép lái xe.

Xem thêm:

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây