Nhân viên trạm thu phí là đối tượng thường xuyên “trực” tại các trạm thu phí trên cao tốc. Vậy, đối tượng này có được lập biên bản vi phạm giao thông?
Câu trả lời là Không vì theo thẩm quyền của cơ quan chức năng quy định rõ
Contents
Thẩm quyền lập biên bản và xử phạt lỗi giao thông đường bộ
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 100 quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
– Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này (Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa).
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
– Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông Vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải;
– Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
Như vậy, nhân viên trạm thu phí không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về giao thông. Việc đe dọa lập biên bản xử phạt của nhân viên với bạn là sai, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu đối tượng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc lừa đảo nhiều người (chiếm đoạt trên 02 triệu) có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mức phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân.
Bạn có thể liên hệ cơ quan Công an địa phương xảy ra hành vi lừa đảo để tố cáo
- Hai loại tem thường thấy trên kính xe ô tô và mức xử phạt
- Nhân viên trạm thu phí có được lập biên bản vi phạm giao thông?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.