Phạt “xe không chính chủ”, hiểu sao cho đúng?

1
971

Với mức phạt có thể tới hàng triệu đồng quy định tại Nghị định 100/2019, câu chuyện phạt “xe không chính chủ” lại thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, thực tế đang có những cách hiểu chưa đúng về việc xử phạt này.

Xe không chính chủ là gì?

Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đều không có cụm từ nào là xe không chính chủ.

Theo điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng,..

Như vậy, không có văn bản pháp luật nào quy định từ xe không chính chủ; mà theo quy định xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Xử phạt ra sao?

Khoản 10 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”

Do vậy, cá nhân, tổ chức khi sử dụng xe mượn, dùng chung xe với người thân… sẽ không cần phải chứng minh, giải thích về chủ xe đứng tên trong giấy đăng ký xe. CSGT chỉ xử phạt hành vi không làm thủ tục sang tên xe qua công tác xác minh khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Mức xử phạt bao nhiều?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

TT Hành vi vi phạm Mức phạt Căn cứ
1 Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy. – Cá nhân bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

– Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng.

Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2 Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô. – Cá nhân bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng.

– Tổ chức bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng.

Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Chủ xe hay người lái phải nộp phạt khi vi phạm giao thông

Kết luận

Xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp giao thông đường bộ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

1 Bình luận

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây