Trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, và cả tại các địa phương, tình trạng chở xe quá trọng tải lưu thông trên đường là không khó để bắt gặp, khiến người dân bức xúc. Trong các lĩnh vực về giao thông, pháp luật ngày càng quy định rõ ràng, chặt chẽ và nghiêm ngặt về xử lý các hành vi vi phạm.
Contents
Chở xe quá trọng tải là gì?
Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT quy định:
“Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.”
Như vậy, chở xe quá trọng tải được hiểu là xe chở hàng vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đăng kiểm xe).
Quy định pháp luật về chở xe quá trọng tải
Theo quy định của bộ Giao thông vận tải, tất cả các xe tải chở hàng đều phải chở đúng theo trọng tải quy định của xe. Trong quá trình vận chuyển, khối lượng chở của xe không được vượt quá 10% trọng tải cho phép của xe đối với xe tải trọng dưới 5 tấn, và không được vượt quá 5% trọng tải đối với xe trên 5 tấn. Vậy nên chúng ta mới cần cách tính tải trọng xe trước khi vận hành xe tải.
Mỗi xe sẽ có những trọng tải khác nhau, những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, tùy vào khối lượng và loại hàng hóa, vật dụng cần chở khác nhau mà bạn nên chọn những chiếc xe tải phù hợp.
Mức phạt chở xe quá trọng tải
(i) Đối với người điều khiển xe quá trọng tải
Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
- Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
(ii) Đối với chủ xe quá trọng tải
Ngoài ra, khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau
- Tỉ lệ quá tải trên 10% đến 30% ( hoặc từ trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng) thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng.
- Tỉ lệ quá tải trên 150% thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.”
(iii) Chủ xe đồng thời là người điều khiển phương tiện xe quá trọng tải
Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển xe quá trọng tải còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.
Ngoài ra, nếu phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
Như vậy, đối với phương tiện điều khiển xe quá trọng tải ngoài việc xử phạt lái xe thì chủ xe còn có thể bị phạt tiền kịch khung lên tới 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định cảu phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng. Việc tăng mức xử phạt về trọng tải nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đối với công tác quản lý hoạt động vận tải của đơn vị mình. Các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT đồng thời tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trên để bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về pháp luật hãy tham khảo tại đây!