Các quy định chung về UNCLOS 1982 mà bạn cần biết

0
676

Vào thời điểm này, tình hình biển đảo đang được mọi người đặc biệt quan tâm. Khi tìm hiểu về vấn đề này, bạn sẽ dễ bắt gặp từ UNCLOS 1982 nhưng không biết đó là gì. Vậy, bài viết dưới đây của Công ty Luật Everest chính là dành cho bạn.

Các quy định của UNCLOS 1982
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

UNCLOS được viết tắt từ cụm từ nào?

UNCLOS 1982 là từ xuất hiện rất nhiều trong khi đề cập đến các vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Vậy, UNCLOS là tên viết tắt của cụm từ nào? UNCLOS được viết tắt từ cụm từ United Nations Convention on Law of the Sea.

UNCLOS 1982 là gì?

UNCLOS 1982 là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (còn gọi tắt là Công ước Luật biển 1982). Đây là một loại hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3. Hội nghị nêu trên diễn ra từ năm 1973 đến 1982 với các chỉnh sửa của Công ước đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994.

UNCLOS 1982 là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương trên thế giới – 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước này được ký kết năm 1982 nhằm mục đích thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn.

UNCLOS 1982 quy định về các quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển. Bên cạnh đó, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và quản lý các tài nguyên thiên nhiên biển.

Xem thêm về: Chủ quyền biển đảo Việt Nam

Đặc điểm của quyền đi qua không gây hại

Đặc điểm của quyền đi qua không gây hại theo UNCLOS 1982

Quyền đi qua không gây hại là một quyền dành riêng cho tàu thuyền nước ngoài khi đi vào lãnh hải của quốc gia ven biển. Theo Điều 17, UNCLOS 1982: tàu thuyền của tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải với điều kiện phải chấp hành Công ước

Hiểu cụm từ “đi qua lãnh hải” theo UNCLOS 1982 là tàu thuyền các quốc gia khác có quyền đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển. Tuy nhiên những tàu thuyền này không được vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng hay một vũng tàu ở bên ngoài nội thủy. Cũng không được đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng ở ngoài nội thuỷ. Việc đi không gây hại phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng.

Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài theo UNCLOS 1982
Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài theo UNCLOS 1982

Trường hợp tàu thuyền nước ngoài được dừng lại trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia ven biển

Theo UNCLOS 1982, tàu thuyền nước ngoài chỉ có thể dừng lại và thả neo trong trường hợp:

  • Tàu thuyền nước ngoài gặp những sự cố thông thường về hàng hải; hoặc
  • Rơi vào trường hợp bất khả kháng, hay mắc nạn;
  • Trường hợp nhằm mục đích cứu người hay giúp các tàu thuyền, phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.

Và sau khi các các trường hợp trên không còn tồn tại, tàu thuyền nước ngoài phải tiếp tục hành trình một cách liên tục và nhanh chóng.

“Đi qua không gây hại” ở đây được hiểu là khi việc đi qua sẽ không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của một quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện theo các quy định của UNCLOS 1982 và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.

Trường hợp được đình chỉ tạm thời quyền đi qua không gây hại

Ngoài ra, theo Điều 52 của UNCLOS 1982 cũng quy định trường hợp quyền đi qua không gây hại sẽ bị đình chỉ. Theo đó, quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ quyền này của tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định trong trường hợp:

  • Biện pháp này cần thiết đảm bảo an ninh của quốc gia mình và,
  • Không có sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.

Và biện pháp đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đùng thủ tục.

Các vùng biển được quy định trong Unclos 1982

Vùng biển thuộc chủ quyền

Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và đồng thời là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển. Như vậy, chỉ có nội thủy và lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển.

Các vùng biển được quy định trong UNCLOS 1982
Các vùng biển được quy định trong UNCLOS 1982

Chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng biển gần bờ (nhất là nội thủy) mặc nhiên được thừa nhận. Điều đó là nhằm đảm bảo an ninh, sự tiếp cận của quốc gia ven biển với các nguồn tài nguyên tiếp giáp với vùng đất.

Và cũng theo Điều 2 UNCLOS 1982 thì chủ quyền quốc gia ven biển được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của vùng biển này.

Vùng biển thuộc quyền chủ quyền

Vùng tiếp giáp lãnh hải:

Theo UNCLOS 1982 tại khoản 2 Điều 33 thì vùng tiếp giáp lãnh hải được mở rộng tối đa là 24 hải lý kể từ đường cơ sở.

Vùng biển này không phải là bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển. Vì thế, qốc gia ven biển chỉ có được một số quyền mang tính chất chủ quyền trong vùng biển này. Quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định trong các trường hợp:

  • Sự vi phạm đó thuộc về lĩnh vực hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
  • Thực hiện trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Vùng đặt quyền kinh tế:

Theo Điều 57 của UNCLOS 1982 thi vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Vùng biển này được đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Tuy nằm ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển nhưng vùng biển này cũng không thuộc về biển cả.

Đây là vùng biển thuộc quyền chủ quyền nên quốc gia ven biển có các quyền về chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và toàn bộ các hình thức hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, quốc gia ven biển còn có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình với mục đích kinh tế.

Bên cạnh quyền của quốc gia ven biển thì UNCLOS 1982 cũng quy định quyền cho các quốc gia khác. Theo đó, họ có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống dẫn và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Tuy nhiên, quyền trên còn kèm theo điều kiện là phải tuân thủ các điều khoản liên quan đến quyền của các quốc gia ven biển.

Thềm lục địa:

UNCLOS 1982 quy định tại Điều 76 thì thềm lục địa gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó đến:

  • Mép ngoài của rìa lục địa; hoặc
  • Đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.

Thềm lục địa chịu ảnh hưởng lớn bởi nguyên tắc đất thống trị biển nên nguyên tắc tự do biển cả chỉ có một phần ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng nêu trên thể hiện ở việc quốc gia khác có một số quyền đối với thêm lục địa. Quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền tự do về hàng hải, bay, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm. Tuy nhiên khi muốn thực hiện quyền này họ phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.

Vùng biển thuộc quyền tài phán

Theo quy định của UNCLOS 1982, các vùng này bao gồm cả nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Quyền tài phán là một loại thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện mọi hoạt động trên biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia mình. UNCLOS 1982quy định cho các quốc gia ven biển có quyền cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số hoạt động cụ thể, đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển. Trong số các quyền đó, có việc lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia là toàn bộ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đó.

Có bao nhiêu nước đã ký và phê chuẩn Unclos 1982?

UNCLOS 1982 có hiệu lực kể từ năm 1994. Đến tháng 10 năm 2014, có tổng cộng 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Trong đó, Hoa Kỳ không tham gia UNCLOS 1982 vì nước này tuyên bố rằng nó không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ.

Trong tổng 167 quốc gia đã tham gia UNCLOS 1982, có 157 quốc gia đã kí kết. Trong số các quốc gia kí kết, có 14 nước chưa phê chuẩn Công ước này.

Tìm hiểu thêm các vấn đề về Luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây