Quy định của pháp luật về các hành vi không được thực hiện trên đường bộ mới nhất năm 2020

0
737

Theo quy định hiện nay thì pháp luật giao thông quy định các hành vi không được thực hiện trên đường bộ là những hành vi nào? Nếu muốn tổ chức các hoạt động lễ hội trên đường bộ thì cần phải xin phép cơ quan nhà nước hay không? Bài viết dưới sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các hành vi không được thực hiện trên đường bộ mới nhất năm 2020

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

(i) Không được thực hiện các hành vi sau đây:

Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

Thả rông súc vật trên đường bộ;

Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

Hành vi khác gây cản trở giao thông.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ hiện nay thì các hoạt động trên là hành vi không được thực hiện trên đường bộ và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm.

Về việc tổ chức hoạt động lễ hội trên đường bộ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

(i) Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;

Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.”

Như vậy, khi cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động lễ hội sẽ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây