Tất tần tật các quy định về thuyền viên

0
1089

Hiện nay, giao thông hàng hải ngày càng phát triển trên thế giới, do đó có rất nhiều người mong muốn gia nhập vào ngành nghề này. Bài viết này sẽ tìm hiểu các quy định về thuyền viên.

Tất tần tật các quy định về thuyền viên
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm thuyền viên

Thuyền viên là người đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.

Các chức danh trong thuyền viên

Thuyền trưởng

Khái niệm thuyền trưởng được quy định rõ tại Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004. Đây là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên tàu biển không có động cơ trọng tải toàn phần trên 16 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 18 mã lực hoặc phương tiện có sức chở trên 16 người.

Máy trưởng

Máy trưởng là người có nhiệm vụ giúp việc thuyền trưởng và trực tiếp phụ trách bộ phận máy móc của tàu thuyền. Máy trưởng có trách nhiệm và quyền hạn như:

(i) Phụ trách, quản lý và nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống đẩy của tàu; tổ chức giám sát và phân công thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành tàu.

(ii) Thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy móc, thiết bị; tổ chức bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc, thiết bị để bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả.

(iii)  Trực tiếp phụ trách một ca làm việc với máy. Ngoài ra, khi cần thiết thì máy trưởng phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó.

(iv)  Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.

(v)  Máy trưởng có quyền đình chỉ các hoạt động của hệ thống máy hoặc một bộ phận máy nếu xét thấy không an toàn trong quá trình vận hành; trường hợp nếu máy trưởng nhận thấy máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn phải có nghĩa vụ lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng phụ trách tàu.

(vi) Quản lý các tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thuộc bộ phận máy, tổ chức ghi chép sổ nhật ký máy tàu.

(vii) Nếu như không có chức danh máy phó trên tàu, máy trưởng phải thực hiện nhiệm vụ của máy phó.

Thủy thủ

Thủy thủ là một người làm việc trên tàu thủy như một phần của thủy thủ đoàn và có thể làm việc trong bất kỳ một trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động và bảo dưỡng tàu.

Thợ máy

Thợ máy tàu là người có nhiệm vụ làm việc dưới hầm máy theo điều động của máy trưởng hoặc đề nghị của máy phó, công việc chính là thực hiện vận hành các thiết bị máy móc, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị máy theo định kỳ.

Một số câu hỏi thường gặp

Nêu các điều kiện để làm thuyền viên

Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu Việt Nam thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

(i) Từ đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.

(ii) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của Bộ GTVT, Bộ Y tế và thuyền viên phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm.

(iii) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định pháp luật và phù hợp với các chức danh, loại phương tiện.

Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

(i) Có đủ sức khỏe, khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn và trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(ii)  Có hộ chiếu thuyền viên.

(iii)  Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 7 của Quyết định này.

(iv)  Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Điều kiện thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam

(i) Có đủ sức khỏe, khả năng chuyên môn tương ứng với chức danh được bố trí đảm nhiệm trên tàu biển và trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(ii)  Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các chứng chỉ này phải ghi rõ là được cấp theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi, bổ sung năm 1995 và được Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy xác nhận đối với các chứng chỉ đó.

Trường hợp chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi, bổ sung năm 1995 thì không cần xác nhận.

(iii)  Có hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp.

(iv) Có sổ thuyền viên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

(v)  Có hợp đồng thuê thuyền viên.

Quy định về đào tạo, cấp bằng và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

Hiện nay, Quy định về đào tạo, cấp bằng và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên được quy định tại Thông tư số: 03/2020/TT-BGTVT. Tùy vào từng loại thuyền viên thì sẽ có quy định cụ thể cũng như tiêu chuẩn và phải đáp ứng dầy đủ yêu cầu mới được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây