Các quy tắc trong giao thông đường thủy nội địa

0
709

Điều quan trọng nhất khi tham gia giao thông là tuân thủ các quy tắc của luật giao thông. Mỗi loại hình giao thông lại có bộ quy tắc riêng biệt, với giao thông đường thủy nội địa sẽ có phương tiện giao thông nào được ưu tiên? Các tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Các quy tắc trong giao thông đường thủy nội địa
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Giao thông đường thủy là gì?

Giao: có nghĩa là qua lại; thông: có nghĩa là hai bên thông thương với nhau.

Giao thông là đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở.

Giao thông đường thủy là loại hình giao thông trên nước. Các dạng đường thủy bao gồm: kênh-rạch, sông, hồ và biển. Một số tiêu chuẩn để các phương tiện có thể lưu thông: địa hình phải đủ sâu để phương tiện có thể lưu thông; phải đủ rộng đối với chiều rộng của phương tiện; phải không có vật cản hoặc các công trình nhân tạo ngăn cản khác; tốc độ dòng chảy vừa đủ để phương tiện có thể lưu thông về phía trước.

Theo khoản 1, điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018: “Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.”

Tìm hiểu các thông tin về tai nạn đường thủy 

Các phương tiện giao thông được ưu tiên trên đường thủy nội địa

Theo Luật Gia thông đường thủy nội địa năm 2004, các loại phương tiện lưu thông trên đường thủy nội địa gồm có: Phương tiện thuỷ nội địa (tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa); phương tiện thô sơ (phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước); bè (phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thuỷ nội địa).

Nếu như loại hình giao thông đường bộ có quy định ưu tiên cho các phương tiện chữa cháy, phương tiện của quân đội và công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, phương tiện cứu thương thì giao thông đường thủy nội địa cũng có quy định về các phương tiện được ưu tiên.

Căn cứ khoản 1, điều 38 Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, các phương tiện được ưu tiên khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp gồm có:

(i) Phương tiện chữa cháy;

(ii) Phương tiện cứu nạn;

(iii) Phương tiện hộ đê;

(iv) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;

(v) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.

Có thể xem thêm bài viết về giao thông đường thủy

Tất cả các tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa

Tín hiệu là dấu hiệu dùng thay cho lời nói để truyền tin cho nhau về các sự kiện, về tình trạng của đối tượng quan sát hoặc tin tức về các mệnh lệnh, các chỉ thị, thông báo.

Theo khoản 1, điều 45 Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa gồm có:

(i) Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác;

(ii) Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế;

(iii) Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định;

(iv) Cờ hiệu là loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định.

Điều 46 quy định tín hiệu điều động như sau:

(i) Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;

(ii) Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;

(iii) Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi.

Ngoài những âm hiệu quy định như trên, phương tiện có thể đồng thời phát đèn hiệu như sau:

(i) Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải;

(ii) Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái;

(iii) Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi.

Điều 47 quy định về âm hiệu thông báo:

(i). Bốn tiếng ngắn là tín hiệu gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ;

(ii). Năm tiếng ngắn là tín hiệu không thể nhường đường;

(iii). Một tiếng dài là tín hiệu xin đường, các phương tiện khác chú ý;

(iv). Hai tiếng dài là tín hiệu dừng lại;

(v). Ba tiếng dài là tín hiệu sắp cập bến, rời bến, chào nhau;

(vi). Bốn tiếng dài là tín hiệu xin mở cầu, cống, âu tàu;

(vii). Ba tiếng ngắn, ba tiếng dài, ba tiếng ngắn là tín hiệu có người trên phương tiện bị ngã xuống nước;

(viii). Một tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng;

(ix). Hai tiếng dài, hai tiếng ngắn là tín hiệu phương tiện mất chủ động.

Điều 48 Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định am hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế:

(i). Cách hai phút phát một tiếng dài là tín hiệu phương tiện đi chậm hay đã dừng máy nhưng còn di chuyển theo quán tính;

(ii). Cách hai phút phát hai tiếng dài là tín hiệu phương tiện đã dừng lại.

Xem thêm các quy định pháp luật về luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây