Đổ đèo có thể coi là đoạn đường khiến đa phần các tài xế phải ‘nín thở’ mỗi khi đi qua. Nếu không có kỹ năng tốt rất dễ bị mất phanh khi đổ đèo nguy hiểm tính mạng.
Contents
Rà phanh đổ đèo là gì?
Một số tài xế thường rà chân phanh để giảm tốc độ xe khi xuống dốc nhưng đó là cách hoàn toàn sai. Với những cung đèo dài, rà phanh liên tục sẽ khiến phanh nhanh nóng lên và có thể đến một thời điểm bị mất tác dụng dẫn đến xe lao tự do xuống dốc
Khi xuống dốc tài xế hạn chế tối đa việc dùng phanh chân, chỉ dùng khi buộc phải dừng hẳn. Thay vào đó phải dùng lực hãm của chính động cơ để hạn chế tốc độ xe. Điều này có thể thực hiện bằng cách đưa xe về chế độ số sàn (tắt tự động) và chạy ở số thấp (thường là bằng hoặc thấp hơn khi lên dốc). Bạn phải về số thấp từ trước khi xuống dốc bởi một khi xe đã trôi xuống dốc ở tốc độ cao thì không thể về số được nữa. Lực hãm của động cơ ở số thấp tốt hơn nhiều so với phanh.
Nếu bắt buộc phải dùng phanh thì không được rà phanh liên tục mà đạp phanh dứt khoát cho tốc độ xe giảm hẳn xuống dưới tốc độ an toàn, sau đó nhả phanh hoàn toàn. Có thể lặp lại thao tác phanh kiểu này khi tốc độ xe trôi tới mức không an toàn nhưng tuyệt đối không được giữ phanh ở trạng thái phanh hờ (rà phanh).
Khi xuống dốc mà xe trôi nhanh ngoài ý muốn thì ngay lập tức phải đạp phanh và gạt cần số về số thấp hơn. Hoặc chọn số quá thấp thì khi xuống dốc sẽ bị gằn, vòng tua máy lên cao, đi như vậy rất hại xe và người lái sẽ gặp khó khăn khi điều khiển, lúc đó bạn nên chọn cấp số cao hơn. Nếu chọn số quá cao thì xe sẽ chạy theo quán tính quá lớn, lúc đó sẽ phanh nhiều, gây ra tình trạng mòn má và nhanh hỏng phanh, vậy nên nhanh chóng đệm phanh và chuyển xuống các số thấp hơn.
Khi để số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể đưa xe xuống dốc an toàn mà vẫn có thể làm chủ tốc độ và có thể dừng lại khi cần, thậm chí dừng xe trong trường hợp khẩn cấp.
Luôn nhớ giảm đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua
Góc tư vấn này không thể bằng những diễn đàn chuyên về ôtô, nhưng là tờ báo có uy tín, nên có rất nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Mặt bằng hiểu biết chung của mọi người rất khác nhau. Những kiến thức tưởng là cơ bản về cơ khí, về vật lý và nguyên lý hoạt động của ôtô nhiều người chưa biết hoặc được đào tạo sai cơ bản. Không ít người hoang mang vì tư vấn thì mỗi người nói một kiểu. Thế nào mới là đúng? Khi phanh thao tác thế nào? Khi đang lái xe thấy khúc cua thì phải làm thế nào? Khi xuống dốc đổ đèo phải thao tác thế nào cho đúng?
Có những cái tưởng đơn giản vậy mà nếu không ai bảo cho ta thì đến lúc gặp ai cũng lúng túng. Khi không biết thì phải “thử nghiệm” rồi dần dần quen với cách lái sai cơ bản. Rồi ta đây “lái xe mấy chục năm” tiếp tục tự tin truyền miệng cho thế hệ sau. Tôi xin phép được trả lời 3 câu hỏi tình huống đặt ra ở trên theo trình tự mức độ quan trọng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.