Sự khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

0
671

Thỏa ước lao động và hợp đồng lao động được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao đông và người lao động. Khác với quan niệm của nhiều người, đây không phải những thuật ngữ trùng lặp mà là hai loại văn bản riêng với những điểm khác biệt nhất định.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật Lao động 2012)

Thứ hai, khác biệt về phân loại

Thỏa ước lao động tập thể được chia thành: Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp; Thoả ước lao động tập thể ngành; Thỏa ước lao động tập thể khác (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012)
Hợp đồng lao động có các loại cơ bản sau: Hợp đồng lao động có thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng thời vụ (Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)

Thứ ba, khác biệt về chủ thể tham gia kí kết

Đối với thỏa ước lao động tập thể: (i) Đại diện tập thể người lao động; (ii) Người sử dụng lao động hoặc đại diện nguời sử dụng lao động.
Đối với hợp đồng lao động: (i) Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong truờng hợp nguời lao động từ đủ 13 đến duới 15 tuổi; (ii) Người sử dụng lao động.

Thứ ba, khác biệt về hình thức

Thỏa ước lao động tập thể: Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản (Khoản 2 Điều 83 Bộ luật Lao động 2012). Thoả ước lao động tập thể ngành đuợc lập thành 4 bản (Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Lao động 2012)
Hợp đồng lao động: Thoả thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản (Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2012)

Thứ tư, khác biệt về hiệu lực của văn bản

Với thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực đuợc ghi rõ trong thoả ước; trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 Bộ luật Lao động 2012)
Trong khi đó, với hợp đồng lao động, văn bản này sẽ có hiệu lực từ ngày các bên giao kết (Điều 25 Bộ luật Lao động 2012)

Thứ năm, khác biệt về thời hạn của văn bản

Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước duới 1 năm (Điều 85, 89 Bộ luật Lao động 2012).
Hợp đồng lao động có thời hạn xác định hoặc không xác định tùy thuộc vào loại hợp đồng kí kết.

Thứ sáu, khác biệt về thủ tục đăng ký

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động gửi thoả ước đến các cơ quan sau: (i) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp; (ii) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thoả ước tập thể ngành (Điều 75 Bộ luật Lao động 2012 ).
Trong khi đó, không có quy định cụ thể nào đối với thủ tục đăng ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây