Một số loại tàu biển hoạt động phổ biến hiện nay

0
676

Hiện nay, với nhu cầu giao thương hàng hóa trên thế giới, nhu cầu sử dụng các loại hình vận chuyển ngày càng lớn. Trong số đó, ngành hàng hải nổi lên là một lựa chọn tối ưu. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các loại tàu biển hoạt động phổ biến hiện nay.

Một số loại tàu biển hoạt động phổ biến hiện nay
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tàu biển là gì?

Khái niệm tàu biển được quy định rõ tại Điều 13 Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015: “Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.”

Để xác định tàu biển có quốc tịch Việt Nam hay không thì phụ thuộc vào tàu biển đó đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về giao thông đường thủy nội địa. 

Các loại tàu biển phổ biến hiện nay

Tàu container      

Là loại tàu được dùng chỉ để chở container và vì lí do này, tàu chuyên dụng chở container sẽ có cấu trúc hoàn toàn khác với các loại tàu chở hàng thông thường. Đây là những tàu có trọng tải rất lớn (1.000 đến 5.000 TEU), có tốc độ cao (trên 26 hải lý/giờ). Đặc biệt, loại tàu này không có cần cẩu trên tàu mà sử dụng cẩu giàn trên bờ của các cảng. Một đặc điểm đáng lưu ý của loại tàu này là chúng có diện tích đáy hầm hàng bằng hoặc lớn hơn so với diện tích miệng hầm hàng, đồng thời có các két nước dằn ở hai bên mạn tàu tạo cân bằng khi xếp container thành nhiều hàng, nhiều tầng.

Tàu chở hàng rời

Tàu chở hàng rời thường có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, nó có thể vận chuyển hàng hóa dạng thô, khô (Bulk cargo) như than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu không đóng thùng hay bao kiện và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu. Mặt khác, loại tàu này thường là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc, có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.

Tàu roro

Roro là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Roll on/Roll of. Tàu được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hỏa… Với các cầu dẫn thường được trang bị ở đuôi và bên mạn tàu, hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể lên và xuống một cách dễ dàng. Đặc điểm đặc trưng của các loại tàu RoRo là tàu có dạng hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu.

Tàu đánh cá

Tàu đánh cá có nhiệm vụ và chức năng khai thác thủy hải sản trong một không gian đã được pháp luật các quốc gia và pháp luật quốc tế quy định. Thông thường, tàu đánh cá được chia thành  hai loại dựa trên thời gian đánh bắt là tàu đánh cá ngắn ngày và tàu đánh cá dài ngày.

Thiết kế tàu đánh cá ngắn ngày thường nhỏ gọn, di chuyển nhanh, linh hoạt và công suất nhỏ. Ngược lại, tàu đánh cá dài ngày có thiết kế phức tạp, sức chứa lớn và có thể hoạt động một thời gian dài trên biển mà không cần cập cảng.

Tàu cảnh sát biển Việt Nam

Tàu cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ và chức năng đảm bảo an ninh, kiểm soát người và phương tiện trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, tàu cảnh sát biển Việt Nam còn có chức năng như bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn hay hỗ trợ hàng hải,…

Thông thường, tàu cảnh sát biển Việt Nam được thiết kế chắc chắn, có treo quốc kì và mang phù hiệu cảnh sát biển Việt Nam. Ngoài ra, trên tàu cảnh sát biển còn được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ, các công cụ khác để đảm bảo quá trình gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Một số câu hỏi thường gặp

Phổ giá tàu biển hiện nay?

Hiện nay, có rất nhiều mẫu mã tàu thủy cũng như với đa dạng giá cả nên bạn có thể thoải mái tìm hiểu và lựa chọn. Tùy vào công suất chạy của máy cũng như loại hình tàu và tùy vào nhu cầu khách hàng thì sẽ có những mức giá khác nhau.

Đối với tàu biển mới phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy hải sản sẽ có mức giá rơi vào khoảng 1.5 tỷ đồng trở lên. Đối với tàu biển đã qua sử dụng sẽ có giá từ 500 triệu đồng trở lên.

Mua tàu biển ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ mua bán tàu biển chất lượng. Bạn có thể tìm hiểu ở các công ty sản xuất, mua bán tàu biển trên thế giới hoặc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tàu biển có công suất lớn, các nhà sản xuất ở Việt Nam chưa sản xuất được, do đó các nhà sản xuất nước ngoài là một lựa chọn tối ưu.

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về luật đường bộ. 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây