Thời giờ làm việc, tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc

Thời giờ làm việc. Tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc

0
1424

Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.”

1. Định nghĩa thời giờ làm việc, ý nghĩa việc quy định thời giờ làm việc

Dưới góc độ kinh tế lao động, thời giờ làm việc là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động hoàn thành được định mức lao động hoặc khối lượng công việc đã được giao. Dưới góc độ pháp lý, thời gian làm việc được biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Tóm lại, thời giờ làm việc được định nghĩa như sau: thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định, trong đó người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác để thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy (đơn vị sử dụng lao động) điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động.
Việc điều chỉnh bằng pháp luật thời giờ làm việc có 2 ý nghĩa lớn sau đây:

  • Với việc quy định quỹ thời giờ lao động dựa trên cơ sở định mức lao động, pháp luật lao động đảm bảo cho mọi người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động của mình. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động cũng hoàn thành được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
  • Việc điều chỉnh thời giờ làm việc còn nhằm mục đích bào hộ người lao động. Bằng việc phân phối thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, khôi phục sức khỏe tham gia học tập hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác nhằm nâng cao sức khỏe, chuyên môn, văn hóa và xã hội

2. Tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc

Việc tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc ở nước ta do Nhà nước thống nhất thực hiện. Đối với các cơ quan nhà nước, việc quy định thời giờ làm việc mang tính chất mệnh lệnh, không một đơn vị nào có quyền thay dổi thời giờ làm việc đó. Đối với các xí nghiệp sản xuất kinh doanh ở các thành phần kinh tê cũng như các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thời giờ làm việc ghi trong các văn bản pháp luật hoặc quy chế lao động được quy định mức tối đa tùy theo từng công việc cụ thể.
Việc tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc thể hiện việc quy định số giờ làm việc trong một ngày, trong một tuần lễ; số ngày làm việc trong một tuần, trong một tháng và trong một năm. Trên thực tế, việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc và tuần làm việc có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để trả công lao động cho người lao động. Ngày làm việc là độ dài thời gian làm việc trong một ngày đêm (24 giờ). Tuần làm việc là số giờ làm việc hoặc số ngày làm việc trong một tuần lễ. Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật lao động thì thời giờ làm việc không quá 8 giờ/lngày hoặc 48 giờ/ltuần.
Người sử dụng lao động có quyển xác định thời điểm bắt đầu ngày làm việc và thời điểm kết thúc ngày làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa ca. Các thời điểm làm việc đó phải được ghi vào nội quy, điều lệ doanh nghiệp và phải thông báo cho từng người lao động biết để thực hiện.
Tại thời điểm bắt đầu ngày làm việc người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và bắt tay vào làm việc, thực hiện nghĩa vụ lao động của mình.
Thời giờ làm việc hàng ngày còn bao gồm cả thời gian cần thiết vì nhu cầu cá nhân hoặc công tác xã hội. Cụ thể như sau:

  • Thời gian cần thiết vì nhu cầu tự nhiên của cá nhân người lao động;
  • Thời gian cho con bú của nữ lao động có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
  • Thời gian làm vệ sinh cá nhân của nữ lao động phải làm việc thống ca;
  • Thời gian nghỉ giữa ca đối với những xí nghiệp làm việc theo ca, kíp;
  • Người lao động có kiêm nhiệm các công tác Đảng hoặc Đoàn thể quần chúng khác được dành một thời gian nhất định cho các hoạt động xã hội dó.

Sau thời điểm kết thúc ngày làm việc người lao động mới có quyền rời khỏi nơi làm việc. Trường hợp làm việc theo ca, kíp, đã hết giờ làm việc nhưng chưa có người đến nhận ca thì không được phép tự tiện đóng máy hoặc bỏ ra về, mà phải báo cáo ngay cho người quản lý biết để giải quyết

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây