Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe. Thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành xe. Giấy phép lưu hành xe có thời hạn trong bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề trên.
Contents
Về thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe
Hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe được quy định tại Khoản 4 Điều 20 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 20. Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng; xe quá khổ giới hạn; xe bánh xích; xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
(i) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe:
Các xe quá tải trọng; xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường; hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: trường hợp lưu hành trên đường bộ; đoạn đường bộ đã được cải tạo; nâng cấp đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 60 ngày; trường hợp lưu hành trên đường bộ; đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo; nâng cấp chưa đồng bộ thì thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
Các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường; siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường; hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe không quá 30 ngày.
Các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe quy định tại các điểm a; b và điểm c khoản này phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản này; thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe”.
Cụ thể, hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe như sau:
(i) Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi lưu hành không phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định; có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ:
Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ: Không quá 60 ngày; Nếu lưu hành trên đường bộ, đoạn đường bộ chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ: Không quá 30 ngày.
(ii) Với các xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ: Không quá 30 ngày.
(iii) Với các xe bánh xích tự di chuyển trên đường bộ: thời hạn của Giấy phép lưu hành xe là thời gian từng lượt từ nơi đi đến nơi đến.
Lưu ý:
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe trong các trường hợp nêu trên phải nằm trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ngắn hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe bằng thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau
“Điều 20. Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
(i) Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ cấp Giấy phép lái xe lưu hành cho xe quá trọng tải, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ. Nghĩa là, không rơi vào trường hợp trên thì sẽ không được cấp Giấy phép lưu hành xe.
- Sử dụng giấy phép lái xe ô tô giả có bị đi tù không?
- Quy định về giấy phép lái xe
- Mất hồ sơ giấy phép lái xe? Lưu ý cần biết
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.