Tìm hiểu về các thủ tục hải quan theo pháp luật Việt Nam

0
479

Như chúng ta đã biết thì việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá đều phải bắt buộc thực hiện thủ tục hải quan. Đây là thủ tục cần thiết để cơ quan hải quan thực hiện các công tác kiểm tra, đánh giá,..nhằm mục đích kiểm soát những hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đúng theo quy định của pháp luật.

thủ tục hải quan
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ , vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thủ tục hải quan là gì?

Nói một cách dễ hiểu nhất thì thủ tục hải quan là những thủ tục bắt buộc và cần thiết để hàng hóa được nhập khẩu hay nhập cảnh vào một nước hoặc xuất khẩu hayxuất cảnh ra khỏi biên giới một nước.

Lưu ý rằng thủ tục hải quan không áp dụng cho người mà chỉ áp dụng đối với hàng hóa và phương tiện vận tải. 

Hiện nay, nhiều người vẫn hay dùng từ “thủ tục hải quan” để chỉ người trong quá trình xuất nhập cảnh tại sân bay hoặc tại cửa khẩu. Mọi người cần lưu ý, từ thủ tục hải quan này chỉ áp dụng cho đốii tượng là hàng hóa và phương tiện vận tải không áp dụng cho đối tượng con người. Tại Việt Nam, các thủ tục cho người xuất nhập được làm tại cơ quan an ninh hoặc tại bộ đội biên phòng ở các cửa khẩu. Thêm vào đố, tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (tại các cảng biển quốc tế hay các cảng hàng không quốc tế… hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (ở các cảng nội địa), là những nơi chúng ta có thể làm thủ tục thông quan.

Tìm hiểu thêm về Hải quan

Thủ tục hải quan nhập khẩu

  • Khai thông tin nhập khẩu (IDA):

– Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan sẽ khai những thông tin về nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA. Người khai hải quan sẽ gửi đến hệ thống VNACCS sau khi  khai đầy đủ 133 chỉ tiêu có trên màn hình IDA và hệ thống sẽ tự động cấp số và tự động xuất ra những chỉ tiêu về thuế suất và tên tương ứng với những mã đã nhập vào sau đó sẽ tự động tính những chỉ tiêu có liên quan về trị giá, thuế…vv.. và sẽ phản hồi lại tại màn hình đăng ký tờ khai – IDC cho người khai hải quan.

– Bản khai thông tin nhập khẩu IDA đã được lưu trên hệ thống VNACCS khi hệ thống cấp số.

  • Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC):

– Khi hệ thống phản hồi và nhận được màn hình đăng ký tờ khai thì người khai hải quan phải kiểm tra những thông tin mà mình đã khai báo và cả những thông tin mà hệ thống tự động xuất ra hay tính toán ra. Nếu đã chắc chắn các thông tin trên là chính xác thì gửi thông tin này đến hệ thống để tiến hành đăng ký tờ khai.

– Trong trường hợp sau khi đã kiểm tra mà người khai hải quan thấy có những thông tin khai báo sai hay không chính xác cần phải sửa đổi thì cần sử dụng nghiệp vụ IDB để gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để được sửa các thông tin không chính xác sau đó thực hiện những công việc như ở trên đã hướng dẫn.

  • Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:

Hệ thống sẽ tự động kiểm tra lại Danh sách các doanh nghiệp không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai trước khi cho phép đăng ký tờ khai. Những doanh nghiệp không đủ điều kiện có thể là do những doanh nghiệp có nợ và đã quá hạn quá 90 ngày hoặc doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động hay thậm chí là đã giải thể hay phá sản….Khi doanh nghiệp có trong danh sách ở trên thì sẽ không được đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ phản hồi lại kết quả kiểm tra này cho người khai hải quan biết.

  • Phân luồng, kiểm tra, thông quan:

Khi tờ khai hải quan đã được đăng ký thì hệ thống sẽ tự động phân luồng bao gồm 3 luồng là xanh, vàng, đỏ:

  • Đối với các tờ khai luồng xanh: người khia hải quan sẽ đuọc xuống cảng lấy hàng sau khi đã nộp thuế (nếu có) và không phải làm gì thêm thủ tục nào.
  • Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ:

Người khai hải quan cần phải xuất trình một số bộ hồ sơ, chứng từ như:

Tờ khai hải quan , Hóa đơn thương mại và các Chứng từ có liên quan khác như giấy vận đơn, giấy kiểm tra về chất lượng (hay kiểm tra chuyên ngành)…

Đặc biệt đối với luồng đỏ, phải tiến hành kiểm tra thực tế của hàng hóa sau khi đã kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây được xem là mức độ kiểm tra cao nhất bắt buộc phải làm nhiều thủ tục và tốn kém rất nhiều về chi phí, thời gian và về công sức nhất cho cả đối bên.

Trước tiên người khai hải quan vẫn phải có bộ hồ sơ giống luồng vàng như ở trên. Sau khi hải quan đã tiếp nhận và kiể duyệt hồ sơ thì sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Sau đó đăng kí kiểm hóa và xuống cảng để làm thủ tục hạ hàng và đưa vào khu kiểm hóa sau đó  liên hệ với cán bộ hải quan để tiến hành làm thủ tục kiểm tra.

 Có 2 hình thức để kiểm hóa bao gồm kiểm bằng máy soi (hay còn gọi là kiểm soi), và kiểm hóa thủ công. Và vẫn có những trường hợp sau khi hải quan kiểm bằng máy soi phát hiện thấy nghi ngờ nên phải cho mở container để tiến hành kiểm tra thủ công tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Sau khi đã tiến hành kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ làm những thủ tục cần thiết và lên tờ khai kiểm hoá. Sâu đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ ký tên vào tờ khai kiểm hoá và Cán bộ hải quan chuyển sang phúc tập hồ sơ và cho phép thông quan hàng hoá.

Nội dung liên quan: Tờ khai hải quan

Thủ tục hải quan xuất khẩu

  • Khai thông tin xuất khẩu (EDA)

– Trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu thì người khai hải quan phải khai các thông tin về xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA. Người khai hải quan sẽ gửi thông tin đến hệ thống VNACCS sau khi đã khai đầy đủ 109 chỉ tiêu trên màn hình EDA , hệ thống sẽ tự động cấp số và tiến hành xuất các thông tin và thông báo lại cho người khai hải quan tương tự như thủ tục hải quan nhập khẩu phía trên.

Bản khai thông tin xuất khẩu EDA sẽ được lưu trên hệ thống VNACCS khi hệ thống cấp số.

  • Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDC)

– Người khai hải quan phải kiểm tra lại các thông tin khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) mà hệ thống đã phản hồi sau đó gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai khi xác nhận những thông tin trên đã chính xác.

– Trường hợp phát hiện có những thông tin sai, càn phải sửa đổi sau khi kiểm tra thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB để gọi lại màn hình khai thông tin xuất khẩu (EDA) và tiến hành sửa các thông tin đó rồi thực hiện các công việc như phía trên đã hướng dẫn.

  • Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

– Tương tự như thủ tục hải quan nhập khẩu, ở thủ tục hải quan xuất khẩu thì hệ thống cũng sẽ tự động tiến hành kiểm tra Danh sách các doanh nghiệp không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai để phản hồi lại cho người khai hải quan biết trước khi cho phép đăng ký tờ khai.

  • Phân luồng, kiểm tra, thông quan:

Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ và các bước tiến hành để được thông quan tương tự thủ tục hải quan nhập khẩu đã nêu ở trên.

Một số thủ tục hải quan khác theo quy định của pháp luật

Ngoài thủ tục hải quan nhập khẩu và thủ tục hải quan xuất khẩu còn có: Thủ tục hải quan điện tử. Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan mà trong đó việc khai, việc tiếp nhận, cũng như xử lý các thông tin khai hải quan hay trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Xem nhiều hơn về Luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây