Rượu, bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông, nhiều người vẫn chưa ý thực được hậu quả nghiêm trọng sẽ có thể xảy ra khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong người vượt quá nồng độ cồn cho phép. Vậy nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? Chúng tôi xin tổng hợp lại các mức phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông để mọi người có thể nắm rõ.
Contents
- 1 Cơ sở pháp lý:
- 2 Những điểm mới của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, về xử lý vi phạm vượt quá nồng độ cồn
- 3 Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp điện theo quy định hiện hành
- 3.1 Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
- 3.2 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
- 3.3 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
- 4 Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với xe máy (kể cả xe máy điện) theo quy định hiện hành
- 4.1 Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
- 4.2 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
- 4.3 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
- 5 Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật hiện hành
- 5.1 Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
- 5.2 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
- 5.3 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
- 6 Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với ô tô theo quy định của pháp luật hiện hành
- 6.1 Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
- 6.2 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
- 6.3 Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
- 7 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Cơ sở pháp lý:
Luật giao thông đường bộ
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt.
Những điểm mới của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, về xử lý vi phạm vượt quá nồng độ cồn
Ngày 31/12/2019, Chính phủ đã thông qua Nghị định 100/2019/NĐ-CP, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này có 05 chương, 86 điều, tăng 04 điều so với Nghị định cũ. Một số điểm mới, được điều chỉnh bổ sung tại Nghị định này như sau:
(i) Quy định mới về xử phạt đối với người đi xe máy có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống; đối với người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn;
(ii) Tăng mức phạt tối đa với người đi ô tô có nồng độ cồn lên đến 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng (Nghị định 46 chỉ quy định phạt đến 16 – 18 triệu đồng, tước quyền dùng giấy phép lái xe 04 – 06 tháng)…
(iii) Bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm…
Tuy nhiên, những quy định mới về nồng độ cồn là điểm đáng chú ý nhất.
Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp điện theo quy định hiện hành
Tại quy định trước đây, vấn đề người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc thông qua Nghị định 100/2019 đã thể hiện chủ trương cứng rắn của Chỉnh phủ nhằm khắc phục tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Cụ thể, mức xử phạt được quy định như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
Theo quy định tại điểm q, khoản 1, Điều 8 Nghị định này, mức xử phạt được quy định như sau:
“Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vươạt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở.”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
Theo điểm e, khoản 3, điều 8, quy định cụ thể về mức phạt trong trường hợp này như sau:
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
Theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 8, mức xử phạt trong trường hợp này như sau:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với xe máy (kể cả xe máy điện) theo quy định hiện hành
Theo quy định cũ, nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông nếu không gây tai nạn thì sẽ là dưới 50 miligam/100 mililit máu hoặc dưới 0.25 miligam/ 1 lít khi thở. Tuy nhiên, đã có sự điều chỉnh nhất định trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
Trước đây, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP không có quy định cụ thể về mức xử phạt trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo quy định mới, người tham điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn ở mức trên sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, theo quy định tại điểm Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt được quy định khi có nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở như sau:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vị phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở”
Như vậy, chỉ cần có nồng độ cồn, người đi xe máy hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định trên.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
Mức xử phạt được điều chỉnh so với Nghị định cũ được quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 6 như sau:
“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
Theo quy định tại điểm e, khoản 8, Điều 6 Nghị định này, mức phạt nồng độ cồn được điều chỉnh như sau:
“Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật hiện hành
Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
Căn cứ theo c, khoản 6, Điều 7 Nghị định này, mức xử phạt được quy định như sau:
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
Đối với trường hợp này, mức xử phạt được quy định như sau:
“Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
(Theo điểm b, khoản 7, Điều này)
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
Theo khoản 9, Điều này, mức phạt tiền được quy định như sau:
“Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Mức xử phạt vượt quá nồng độ cồn đối với ô tô theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các mức xử phạt cũng có sự điều chỉnh.
Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở
Căn cứ theo điểm c, khoản 6, Điều 5 Nghị định này, mức phạt nồng độ cồn được quy định như sau:
“Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở”.”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt qua 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.
Tại điểm c, khoản 8, Điều 5 Nghị định này, mức phạt cũng có sự điều chỉnh so với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặcvượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
Theo điểm a, khoản10, Điều 5, mức phạt được áp dụng trong trường hợp này như sau:
“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong cách hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở.”
Như vậy, tính từ ngày 01.01/2020, khi đã uống rượu, đã có nồng độ cồn trong người thì dù bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì thì đều có thể bị xử lý hành chính. Ngoài việc xử phạt tiền như chúng tôi đã trình bày ở trên, các bạn còn bị các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe hoặc bị tạm giữ phương tiện. Vì mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, khi đã lái xe thì không sử dụng rượu bia.
- Mức phạt về nồng độ cồn từ năm 2020 với ô tô, xe máy, xe đạp
- Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn?
- Mức xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.