Tất tần tật các quy định về trạm thu phí đường bộ

0
698

Trạm Thu phí đường bộ là thuật ngữ khá quen thuộc đối với các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường bộ. Tất cả các phương tiên giao đông cơ giới, ngoại trừ các trường hợp luật định, còn lại đều phải đóng phí đường bộ khi đi qua các tuyến đường có thu phí. Như vậy, tại sao lại có hoạt động thu phí đó và được thu như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về các quy định trạm thu phí đường bộ.

Trạm thu phí
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trạm thu phí là gì?

Trạm thu phí (hay còn gọi là trạm BOT – viết tắc của Build – Operate – Transfer) là các chốt được xây dựng tại các tuyến đường thuộc dự án BOT nhằm thu phí của các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường đó.

Việc thu phí với mục đích chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Mức phí được nhà nước quy định và điều chỉnh khác nhau theo từng loại phương tiện vào từng thời điểm và trên từng tuyến đường có cấu hình khác nhau.

Hiện nay, các đối tượng cụ thể của quy định thu phí đường bộ được quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC:

“các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô)”

Ngoài ra các đối tượng loại trừ của quy định này được quy định tại các khoản 2, 3, 4 tại Thông tư 70/2021/TT-BTC này.

Việt Nam có bao nhiêu trạm thu phí đường bộ?

Theo thông kê số liệu các trạm thu phí tại Việt Nam cho thấy, từ Bắc trở ra Nam có tổng cộng 88 trạm, trong đó có 67 trạm đang hoạt động thu phí và 21 trạm bảo lưu chưa triển khai hoạt động. Đặc biệt trên tuyến đường 1A – cầu nối hai đầu Bắc Nam của Việt Nam có đến 40 trạm được đặt cách nhau rải rác tầm 62 cây số.

Sau đây là các trạm thu chủ yếu trên tuyến đường chính 1A nối liền 2 miền Bắc Nam Việt Nam:

  • Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ tại thủ đô Hà Nội
  •  Trạm Cao Bồ của tỉnh Ninh Bình;
  • Trạm Hà Nội;
  • Trạm Tào Xuyên tỉnh Thanh Hóa;
  • Trạm Hoàng Mai tỉnh Nghệ An;
  • Trạm Bến Thủy 2 tỉnh Nghệ An;
  • Trạm Cầu Rác tỉnh Hà Tĩnh số 35;
  • Trạm Ba Đồn tỉnh Quảng Bình;
  • Trạm Quán Hàu tỉnh Quảng Bình;
  • Trạm Hồ Xá tỉnh Quảng Trị số 35;
  • Trạm Phú Bài (Phú Lộc) tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Trạm Bắc Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Trạm Hòa Phước tỉnh Quảng Nam số 35;
  • Trạm Núi Thành tỉnh Quảng Nam;
  • Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) tỉnh Quảng Ngãi;
  • Trạm Bắc Bình Định tỉnh Bình Định;
  • Trạm Nam Bình Định tỉnh Bình Định;
  • Trạm Bàn Thạch tỉnh Phú Yên;
  •  2 Trạm hầm thu phí Cổ Mã + đèo Cả Kho tỉnh Phú Yên;
  •  Trạm Ninh An thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa;
  • Trạm Cam Thịnh thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa;
  •  Trạm Cà Ná tỉnh Ninh Thuận;
  • Trạm Sông Lũy tỉnh Bình Thuận;
  • Trạm Sông Phan tỉnh Bình Thuận;
  • Trạm Dầu Giây tỉnh Đồng Nai;
  •  Trạm Long Thành tỉnh Đồng Nai;
  •  Trạm Cầu Phú Mỹ thành phố Hồ Chí Minh;
  • 2 Trạm Nguyễn Văn Linh thành phố Hồ Chí Minh;
  • Trạm Trung Lương thành phố Hồ Chí Minh;
  • Trạm Cai Lậy tỉnh Tiền Giang;
  • Trạm Cái Răng tỉnh Cần Thơ;
  • Trạm Trà Canh tỉnh Sóc Trăng;

Xem thêm các bài viết về luật đường bộ để biết thêm kiến thức pháp luật.

Phân loại trạm thu phí đường bộ

Trạm thu phí đường bộ cũng có nhiều loại được phân loại dựa trên hình thức thu phí của các trạm BOT đối với các phương tiện giao thông theo quy định. Trong đó, trạm thu hiện nay được chia thành hai loại: trạm không dừng và trạm một dừng.

Trạm thu phí không dừng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trạm thu phí một dừng

Thu phí một dừng là loại hình thu phí truyền thống, ra đời đồng thời với trạm thu phí BOT. Các phượng tiện khi đi qua trạm, phải dừng lại để mua vé, trả tiền và nhận hóa đơn. Các phương tiện chỉ dừng một lần cho cho một lần lưu thông qua tuyến đường này cho nên gọi hình thức này là “Trạm thu phí một dừng”.

Trạm sẽ có hệ thống camera nhận diện tự động biển số xe để phân loại các xe cơ giới khi tham gia giao đông để căn cứ mức phi phải trả. Với đặc thù là thanh toán bằng tiền mặt và giao dịch qua các hóa đơn chứng từ bằng giấy.

Với các đặc điểm đó, trạm có các ưu và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Không cần nhiều thiết bị kĩ thuật tiên tiến, tất cả quá trình thanh toán đều làm thủ công và an toàn.
  • Nhược điểm: Tốn thời gian, tốn nhiều giấy tờ để làm vé và hóa đơn. Dễ xảy ra sai xót khi thanh toán tiền.

Xem thêm bài viết này để biết tất tần tật kiến thức về bãi đỗ xe.

Trạm thu phí không dừng

Thu phí không dừng là loại hình thu phí hiện đại thông qua thiết bị điện tử hay còn gọi là làn thu phí ETC. Các phương tiện giao thông theo quy định không cần phải dừng lại để mua vé và trả phí như trước kia mà chỉ cần đi vào làn thu phí ETC, sẽ có các thiệt bị tự động quét mã và trừ tiền phí vào trực tiếp vào tài khoản đã đăng kí có tên là ePass.

Các điều kiện để một phương tiện giao thông được thanh toán phí đường bộ thông qua hình thức thu phí không dừng như sau:

  • Chủ xe phải đăng kí thẻ e-Tag tại nơi làm việc của trạm được đặt trên tuyến đường cụ thể đó;
  • Dán thẻ e-Tag vào trước đèn xe hoặc kinh chắn gió để thiết bị nhận diện phương tiện;
  • Khi đi vào làn thu phí ETC, phương tiện phải giảm tốc độ xuống còn 40km/h và giữ khoảng cách với các xe khoảng 8m.

Khi đã hoàn thành các điều kiện đó, chủ phương tiện có thể dễ dàng lưu thông qua lại tuyến đường một cách tiện lợi nhất.

Hình thức thu phí này là loại hình hiện đại nên mang đến rất nhiều ưu điểm khác nhau như:

  • Giảm ùn tắt, kẹt xe và tiết kiệm thời gian cho người thu và trả phí;
  • Giảm các trường hợp phanh gấp vì không để ý Trạm BOT dẫn đến tai nạn ngoài ý muốn;
  • Không cần chuẩn bị trước tiền mặt, chỉ cần có tiền trong tài khoản đã đăng kí;
  • Tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ phương tiện vì giảm được số lần phải ngừng và hoạt động xe liên tục;
  • Tạo nên sự hiện đại trong hệ thống dữ liệu giao thông quốc gia và lưu trữ số lượng lớn thông tin;
  • Quản lý được hoạt động thu phí và các phương tiện giao thông một cách nhanh chóng và dễ dàng;
  • Tiết kiệm chi phí vé, hóa đơn, chi phí thuê nhân sự canh trạm và các loại chi phí khác khi còn thực hiện hình thức một dừng;
  • Minh bạch và tránh thất thoát phí của nhà nước…

Bên cạnh đó, hình thức thu phí không dừng còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Không áp dụng phổ biến với các chủ phương tiện không đăng kí thẻ thanh toán ePass;
  • Khó tiếp cận vì việc tiếp cận công nghệ hiện đại của người dân vẫn chưa phát triển nhiều;
  • Không áp dụng được với các phương tiện không thường xuyên qua lại tuyến đường, họ chỉ qua một vài lần và thanh toán theo hình thức một dừng…

Nhìn chung trạm thu phí một dừng hay không dừng đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng. Tuy nhiên, với nền kinh tế hiện đại hiện nay thì hình thức thu phí không dừng đang dần chiếm ưu thế và áp dụng phổ biến trong giao thông đường bộ.

Xem thêm bài viết về trạm thu phí không dừng để biết thêm về hình thức thu phí này.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây