Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc có hiệu lực cách đây hơn chục năm. Tuy nhiên nhiều người tham gia giao thông hiện nay hay “vô tình” không biết quy định này dẫn đến hậu quả để lại là bị xử phạt. Vậy những trường hợp nào sẽ không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?
1. Đội mũ bảo hiểm là bắt buộc
Như đã đề cập, đội mũ bảo hiểm được cụ thể hóa trong Luật Giao thông đường bộ 2008, đội mũ bảo hiểm là cách để bảo vệ bản thân cũng như người khác khi lưu thông:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
“1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”
Không chỉ là xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện, xe mô tô đều phải tuân thủ quy định này.
2. Không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt
Đây là quy định bắt buộc nên nếu không chấp hành người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”
3. Những trường hợp không phải đội mũ bảo hiểm
Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP dễ dàng nhận thấy hai lưu ý như sau:
Người ngồi trước (người điều khiển) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách;
Người ngồi sau: Sẽ không phải đội mũ bảo hiểm khi là người bệnh đưa đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và người bị áp giải vì có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy gần như mọi trường hợp thì người tham gia giao thông, người ngồi sau đều phải đội mũ bảo hiểm.
- Cảnh sát giao thông có được đuổi theo người vi phạm…
- Bật xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- Biển báo tốc độ có hết hiệu lực khi qua ngã…
Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.