Đây là nội dung người tham gia giao thông rất quan tâm trong thời gian vừa qua, được quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nếu như QCVN 41:2016 của Bộ Giao thông Vận tải quy định “các loại biển báo hiệu đường bộ phải được dán màng phản quang đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm” thì nay Quy chuẩn mới đã sửa đổi quy định này.
Cụ thể như sau:
Tùy theo điều kiện khai thác mà lựa chọn bề mặt biển báo cho phù hợp. Trong trường hợp biển báo có dán màng phản quang thì được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật màng phản quang.
Như vậy, từ ngày 01/7/2020, khi Quy chuẩn mới có hiệu lực, tùy vào biển báo, địa điểm… mà biển báo có thể được dán màng phản quang hoặc không. Nếu dán thì phải thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Một điểm mới đáng chú ý khác của Quy chuẩn này là trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email:info@everest.net.vn.
Xem Thêm:
Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?
Gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu xe theo Quy chuẩn mới?