Tất tần tật các quy định về hoạt động vận tải đường thủy nội địa

0
611

Hiện nay, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn nên hoạt động vận tải đường thủy ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hoạt động vận tải đường thủy nội địa.

Tất tần tật các quy định về hoạt động vận tải đường thủy nội địa
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những hoạt động vận tải đường thủy nội địa

Hoạt động giao thông đường thủy nội địa là hoạt động của phương tiện và người tham gia giao thông bằng đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, khai thác, bảo vệ, xây dựng, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bên cạnh đó là hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông và quản lý hành chính nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

Điều kiện kinh doanh hoạt động vận tải đường thủy nội địa

Nghị định 110/2014/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định rõ về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm kinh doanh vận tải hàng hóa và kinh doanh vận tải hành khách áp dụng dối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Tuy nhiên, Nghị định này không áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy trong các khu du lịch khép kín.

Theo đó, kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.

Điều 5 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện chung của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải đáp ứng điều kiện:

  • Đã đăng ký kinh doanh hành ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa.

(ii) Phương tiện được đăng ký phải đảm bảo quy chuẩn về kỹ thuật và môi trường theo quy định pháp luật; phù hợp với phương án và hình thức kinh doanh.

(iii)  Thuyền viên phải có chứng chỉ và bằng chuyên môn theo quy định pháp luật và đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

(iv)  Thuyền viên và nhân viên phục vụ trên thuyền phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là mẹ, bố, chồng, con, vợ của chủ hộ kinh doanh.

(v) Chủ phương tiện phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba và hành khách.

Ngoài ra, đối với từng hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa khác nhau, ngoài những điều kiện chung ở trên thì các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải bảo đảm các điều kiện khác tùy vào hình thức kinh doanh của mình và được quy định cụ thể trong Nghị định này. Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 6, đối với vận tải hành khách đường thủy theo hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8, đối với vận tải hành khách đường thủy với hình thức vận tải ngang sông phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 và với kinh doanh vận tải hàng hóa thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10.

Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết về dịch vụ vận tải biển

Một số câu hỏi thường gặp

Điều kiện kinh doanh vận tải biển?

Điều kiện kinh doanh vận tải biển được quy định tại Điều 4 Nghị định 147/2018/NĐ-CP, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế ngoài đáp ứng quy định nêu trên thì còn phải đáp ứng những điều kiện sau: Về tài chính phải mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định hoặc có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 5 tỷ Đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển?

Đối với kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 242 Bộ luật hàng hải 2015:

(i) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật; trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phần vốn góp theo quy định.

(ii)  Có người chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và người chuyên trách công tác pháp chế.

(iii)  Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam và có chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.

(iv)  Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển còn phải đáp ứng quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP.

“Điều 11. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.”

“Điều 12. Điều kiện về nhân viên đại lý

Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”

Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết về luật đường bộ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây