Xảy ra tai nạn giao thông, xe lớn phải đền cho xe nhỏ vì sao?

0
1236

Ở Việt Nam, có một thực tế đáng buồn rằng cứ xe lớn va vào xe nhỏ hơn thì xe lớn phải bồi thường cho xe nhỏ. Vậy, pháp luật giao thông đường bộ có quy định như vậy không ? Giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông và bồi thường như thế nào thì hợp pháp?

Xảy ra tai nạn giao thông

Câu hỏi tư vấn

Em đang là tài xế xe tải em nghe người ta nói nếu nếu đi xe mà xảy ra tai nạn gia thông dù cho đó là xe nhỏ tông vào xe của mình hoặc là xe nhỏ đi sai thì mình cũng sẽ là người phải đền bù đúng không ạ. Pháp luật quy định xe lớn phải đền xe nhỏ trong bất cứ trường hợp nào và nếu phải đền thì phải nuôi cả gia đình người bị tai nạn đến lúc già phải không ạ? Xin chân thánh cám ơn và mong hồi đáp sớm từ luật sư.

Trả lời tư vấn

Thứ nhất, xe lớn đâm xe nhỏ thì không phải trong mọi trường hợp xe lớn đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 584, Bộ luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

(i) Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

(ii) Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

(iii) Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Vậy trong trường hợp này, bạn phải có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe… Ví dụ: bạn đi sai làn đường, bạn đi quá tốc độ, bạn sử dụng rượu bia khi lái xe… và những yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người hoặc tài sản của đối phương bị thiệt hại. Pháp luật không có quy định về việc xe lớn hay xe nhỏ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự mà quy định rõ: bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường.

Thứ hai, vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra

Vấn đề bồi thường chắc chắn sẽ được đặt ra nếu bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nếu bạn không có lỗi thì việc bồi thường chỉ mang tính chất động viên tinh thần cho người bị thương (mức bồi thường này sẽ tùy vào bạn). Việc bồi thường khi gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người khác tại Điều 589 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm

(i) Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

(ii) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

(iii) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

(iv) Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường hợp không may bạn gây ra tai nạn giao thông thì việc đâm chết người khác hoàn toàn không được cho phép bởi việc đâm chết người bị nạn không chỉ là vấn đề về mặt đạo đức mà bạn có thể bị truy tố hình sự về hành vi giết người

Điều 93 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Điều 123. Tội giết người

(i) Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

(i) Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.

(ii) Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây