Contents
Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ như sau:
“Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “xe nội bộ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe”.
Theo quy định trên, những xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải có phù hiệu “xe nội bộ”.
Xe ô tô vận tải 16 chỗ ngồi, dùng để chuyên trở cán bộ, công nhân của đơn vị mình và đứng tên công ty, vì thế theo quy định xe bắt buộc phải có phù hiệu xe nội bộ.
Xem thêm: Gây tai nạn giao thông làm chết người phải chịu hình phạt tù như thế nào?
Hồ sơ cấp phù hiệu xe nội bộ
Căn cứ theo Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về cấp phù hiệu, hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị cấp phù hiệu xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô;
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu được gửi đến Sở giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Phù hiệu “xe nội bộ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn của xe ô tô. Kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Xem thêm: Phải bật xi nhan trường hợp nào để không bị xử phạt?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
[…] Xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu xe nội bộ không? […]